Trang thông tin luận án tiến sĩ NCS Hoàng Huy Trọng
01/07/2021TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án tiến sĩ: Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 9.62.01.15
Họ và tên NCS: Hoàng Huy Trọng
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Quang Quý
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Những đóng góp về mặt lý luận và học thuật
Luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới. Qua đó, phân tích được bản chất, vai trò và đặc điểm của phát triển kinh tế.
Luận án tiến hành tìm hiểu và phân tích kinh nghiệm thực tế về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở các huyện có điều kiện tương đồng với huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, chỉ rõ những bài học mà huyện Bình Liêu cần học hỏi trong thời gian tới.
- Những đóng góp về mặt thực tiễn
- Luận án đã tiến hành phân tích tổng thể nội dung phát triển kinh tế trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới ở không gian nghiên cứu cấp huyện như: (a) Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế theo tiêu chí nông thôn mới; (b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; (c) Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; (d) Chuyển giao kỹ thuật và ứng dụng mô hình sản xuất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (e) Chính sách hỗ trợ sản xuất; (f) Đầu tư công cho phát triển kinh tế và (g) Tạo việc làm, nâng cao thu nhập và xây dựng các chính sách giảm nghèo. Cùng với đó, tiêu chí về kinh tế trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã được chỉ ra để thấy được những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua làm căn cứ cho việc đề xuất các nhóm khuyến nghị nhằm phát triển bền vững kinh tế trong thời gian tới.
Thông qua phân tích thực trạng phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; Căn cứ vào quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện trong thời gian tới, luận án đề xuất 06 nhóm giải pháp, bao gồm: 1) xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới; 2) nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; 3) phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; huy động các nguồn vốn và đẩy mạnh ứng dụng thành tự khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; 4) xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả hệ thống các chính sách; 5) phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, cải cách hành chính và 6) cải thiện môi trường dầu tư và xây dựng chính sách giảm nghèo nhằm nâng cao thu nhập nhằm phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu ở chương 1, chương 2, chương 3 của Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, viện nghiên cứu và sinh viên thuộc chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 của Luận án có thể được sử dụng làm căn cứ quan trọng cho cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân đưa ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Nội dung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới sử dụng phương pháp khá đơn giản, chưa thể hiện được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến phát triển kinh tế nông thôn. Đây sẽ là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.
THE ABSTRACT OF Ph.D. DISSERTATION
Topic: Economic development in the new-style rural area building in Binh Lieu district, Quang Ninh province.
Major: Agricultural Economics
Code: 9 62 01 15
Author: Hoang Huy Trong
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Do Quang Quy
Education and Training Agency: University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen University.
NEW CONTRIBUTION
A number of theoretical issues about economic development in the new-style rural area building have been systematized, through which the nature, role and characteristics of economic development have been clearly analyzed.
Useful and important lessons for Binh Lieu district in Quang Ninh province have been pointed out through the study and analysis of practical experiences on economic development in the new-style rural area building in similar localities.
The overall content of economic development aimed at successfully building the new-style rural areas in a district-level research space has been clearly analyzed. These contents include: (a) Formulating economic development planning according to new-style rural criteria; (b) Transformation of rural economic structure; (c) Development of forms of production organization; (d) Technical transfer and application of technical advances to production models and vocational training models for rural workers; (e) Production support policies; (f) Public investment for rural economic development (g) Job creation, income raising and development of poverty reduction policies.
Along with that, the results achieved according to the economic criteria in the new-style rural area building in Binh Lieu district of Quang Ninh province have been pointed out as the basis for proposing solutions for sustainable economic development in this district in the near future.
6 groups of solutions have been proposed based on the results of analysis of the current situation of economic development in the new-style rural area building in Binh Lieu district, Quang Ninh province in combination with the economic development perspectives and goals of this district. Groups of solutions have been proposed, including: 1) Building a master plan on economic development in the new-style rural area building; 2) Improve the quality of growth associated with economic restructuring in a reasonable manner and in line with the actual conditions of the locality; 3) Develop suitable forms of production organization; mobilize capital sources; and promote the application of scientific and technological achievements to agricultural production; 4) Effectively develop and organize the implementation of the current system of policies; 5) Infrastructure development in a synchronous manner; effectively implement administrative reform 6) Improve the investment environment and develop poverty reduction policies to raise incomes, in order to ensure economic development goals in new-style rural area building by 2030, vision 2035.
APPLICABILITY IN PRACTICE
Research results in chapter 1, chapter 2, chapter 3 of the thesis can be considered as useful references for lecturers, researchers and students majoring in Agricultural Economics.
The research results in chapter 4, chapter 5 of the thesis can be used as an important reference for state management agencies, organizations and individuals in providing solutions to develop economy in the process of the new-style rural area building in Binh Lieu district of Quang Ninh province.
ISSUES FOR FURTHER RESEARCH
A simple method is used to analyze factors affecting economic development in the new-style rural area building, so the influence of each factor on rural economic development has not yet been clearly demonstrated. That content will be a good suggestion for further research.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
+ Kế hoạch nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025 dành cho Sinh viên
+ Kế hoạch xét tốt nghiệp hệ Đại học chính quy năm 2025
+ Thông báo v/v thay đổi hình thức giảng dạy và học tập
+ Thông báo về kết quả xét bổ nhiệm chức danh phó giáo sư năm 2024