Trang thông tin luận án tiến sĩ NCS Hồ Chí Diên

 24/03/2021  1049

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên.

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 9.62.01.15

Họ và tên NCS: Hồ Chí Diên

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Chí Thiện

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Về lý luận

Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận về đẩy mạnh XDNTM, đặc biệt là phát biểu rõ khái niệm và làm rõ được nội hàm của phạm trù “Đẩy mạnh XDNTM”. Luận án đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh XDNTM, trong đó, những nhân tố quan trọng nhất thuộc về nội lực bên trong của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh) bao gồm: sự tham gia của người dân và của chính quyền địa phương, xuất phát điểm của địa phương (điều kiện, tự nhiên, kinh tế, xã hội; trình độ phát triển và tiềm năng). Luận án đã khẳng định vai trò của người dân và của chính quyền địa phương là hai nhân tố quyết định lớn nhất tới sự thành công của Chương trình đẩy mạnh XDNTM trên địa bàn tỉnh.

Luận án xác định vai trò quan trọng của người dân trong XDNTM với tư cách vừa là chủ thể, vừa là động lực, vừa là người hưởng thụ kết quả của Chương trình XDNTM. Người dân cần phải được làm chủ (được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra, được hưởng lợi) trong quá trình đẩy mạnh XDNTM dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. 

Luận án cũng khẳng định vai trò quản lý, chỉ đạo, điều hành đặc biệt quan trọng của chính quyền Nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh (dưới sự lãnh đạo của Đảng) thông qua cung cấp các dịch vụ hành chính công, dẫn dắt, thu hút các nguồn lực, tổ chức, quản lý, tạo môi trường pháp lý cho các tác nhân liên quan tham gia vào quá trình đẩy mạnh XDNTM.

Luận án cũng đã đưa ra các lập luận chặt chẽ về mối quan hệ giữa quá trình và kết quả đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới với sự hài lòng của người dân, do vậy có thể thông qua mức độ hài lòng của người dân để đánh giá được chất lượng của quá trình đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và kết quả của quá trình này.

Về thực tiễn

Luận án góp phần đánh giá thực trạng XDNTM thông qua số liệu thứ cấp về kết quả XDNTM và thông tin sơ cấp khảo sát từ ý kiến đánh giá của người dân khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên: (i) ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện bộ tiêu chí; (ii) ý kiến đánh giá về sự tham gia của người dân trong XDNTM; (iii) ý kiến đánh giá dịch vụ hành chính công của cơ quan chính quyền; (iv) ý kiến về tổng thể triển khai thực hiện Chương trình XDNTM.

   Luận án xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân với tiến trình đẩy mạnh XDNTM trên các khía cạnh chính: đặc điểm của người dân, sự tham gia của người dân và các bên liên quan, cũng như chất lượng phục vụ của cơ quan chính quyền.

   Dựa trên các kết quả nghiên cứu, Luận án đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2021-2025.  Các giải pháp này được kỳ vọng là tài liệu tham khảo hữu ích cho tỉnh Thái Nguyên và các địa phương có điều kiện tương tự trong công cuộc đẩy mạnh XDNTM, hoàn thành các mục tiêu của Chương trình XDNTM

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Kết quả nghiên cứu ở Chương 1, Chương 2, Chương 3 của Luận án là tài liệu tham khảo cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, và sinh viên thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu khối ngành Kinh tế nói chung và chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp nói riêng.

Kết quả nghiên cứu ở Chương 4, Chương 5 của Luận án là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho các nhà quản lý ở các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới ở trung ương và cấp tỉnh. Kết quả này cũng có thể được sử dụng làm căn cứ quan trọng cho các  huyện, các xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vận dụng để đưa ra những giải pháp sát hợp, cụ thể nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Để đẩy mạnh XDNTM, cần thiết phải xem xét đặc điểm của địa phương XDNTM, vai trò của tất cả các bên liên quan trong việc huy động đóng góp nguồn lực, tham gia thực hiện chương trình XDNTM. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và thông tin hạn chế nên Luận án đã hướng trọng tâm nghiên cứu vào 2 nhân tố  quan trọng nhất là sự tham gia của người dân và sự tham gia của chính quyền trong đẩy mạnh XDNTM. Bởi lẽ, người dân là chủ thể XDNTM nên sự tham gia của họ là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của quá trình đẩy mạnh XDNTM; trong khi chính quyền là người kiến tạo cơ sở pháp lý để huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan, khơi thông mọi nguồn lực cần có và là nhà tổ chức xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới.

Vai trò của các bên liên quan khác trong việc huy động đóng góp nguồn lực, tham gia thực hiện ở từng giai đoạn xây dựng nông thôn mới tại mỗi địa phương sẽ là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.

PH.D. DISSERTATION INFORMATION

Ph.D Dissertation Title: Promoting New Rural Development in Thai Nguyen Province

Major: Agricultural Economics

Code: 9.62.01.15

PhD. Candidate: Ho Chi Dien

Scientific Supervisors:  Assoc. Prof. Tran Chi Thien

Training institution:  University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen University

THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS

Regarding the theory:

The dissertation has systematized and clarified some theories on promoting The National Target Program on new rural development, especially, especially the concept and the content of promoting new rural development. The dissertation has identified the factors affecting the promotion of The National Target Program on new rural development. Among which, the most important factors that belong to internal resources of each locality (commune, district, province) including the participation of  local citizens and governments, starting point of the locality (conditions of nature, economy, society; development level and potentials). The dissertation has affirmed the role of the local citizens and the authorities are the two most decisive factors to the success of the Program to promote new rural development in Thai Nguyen province.

The dissertation identifies the most important role of the citizens in the Program as the subject, at the same time the motivator and a beneficiary of the results of The National Target Program on new rural development. Local citizens need to be the owners (be known, be taken part in discussion, in doing, checking, be benefited) in the process of The Program implementation under the leadership of the Party and  the management of the State.

The dissertation also affirms the particularly important role of the authorities at all levels in the province in management, direction and administration (under the leadership of the Party) through providing public administrative services for promoting The National Target Program on new rural development. The authorities lead, attract resources, organize, manage, create a legal environment for relevant actors to participate in the process of promoting The National Target Program on new rural development in the localities.

The dissertation also provides strong arguments on the relationship between the process and results of promoting new rural development and the satisfaction of the people, hence it is possible to use the level of the local citizens’ satisfaction to assess the quality of the new rural development promotion process and its results.

 

In practice

The dissertation contributes its own part in assessing the current situation of the implementation process of The National Target Program on new rural development by using secondary data on the results of the Prorgram implementaion and making full uses of primary data reflecting the evaluation opinions of local citizens in rural areas in Thai Nguyen province on: (i)  The program achievements based on performance criteria; (ii) the participation of the local citizens in new rural development program process; (iii) public administrative services of the local governmental agencies; (iv) the overall implementation of the Program.

The dissertation identifies the affacting factors and degrees of their influences to The National Target Program on new rural development in main aspects: the characteristics of the local citizens, the participation of the citizens and related parties, as well as the quality of government agencies’ services.

Based on the research findings, the dissertation proposes a number of solutions to promote new rural development in Thai Nguyen province in the period of 2021-2025. These solutions are expected to be useful references for authority agencies in Thai Nguyen province and localities with similar conditions in the promotion of new rural development in order to achieve the goals of The National Target Program on new rural development.

APPLICABILITY IN PRACTICE

The research results in Chapter 1, Chapter 2, and Chapter 3 of the dissertation are useful references for teachers, scientists, and students at research institutes and universities majoring in Economics in general and Agricultural Economics in particular.

The research results in Chapter 4, Chapter 5 of the dissertation are useful references for managers in policy-making and enforcement agencies. The results can be used as an important base for district and communal authorities in Thai Nguyen province to propose specific and suitable solutions to improve new rural development.

SOME ISSUES FOR FURTHER RESEARCH

In order to promote new rural development in Thai Nguyen province, it is necessary to consider the characteristics of the local biodiversity, the role of stakeholders in the mobilization of resources and their participarion in the implementation of the new rural development program. However, due to limited time and information conditions, the dissertation focuses on studying the two most important factors: the participation of the local citizens and the participation of the local govermantal agencies in the program promotion. That is because the local citizens are the subject of the program, so their participation is the most important factor that determines the success of the process of the program promotion. Besides, the local authorities are the ones who create the legal basis to mobilize the participation of all stakeholders, employ all the resources needed and are the organizers of the making, directing the implementation of the new rural development plans in the localities.

NHẤN VÀO ĐỂ TẢI CÁC TỆP TIN 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN