Trang thông tin luận án NCS Phan Thị Vân Giang

 11/10/2021  1608

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 9.62.01.15

Họ và tên NCS: Phan Thị Vân Giang

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Bảo Dương

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Những đóng góp về mặt lý luận và học thuật

Kết quả nghiên cứu luận án góp phần hoàn thiện và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung và chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm lợn thịt. Cụ thể, luận án đưa ra khái niệm, đặc điểm liên kết kinh tế trong hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt; các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển ổn định các liên kết kinh tế trong chuỗi cung ứng lợn thịt. Rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn thúc đẩy các hoạt động liên kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất chăn nuôi lợn thịt nhằm duy trì mối quan cung cầu, ổn định và tăng cao thu nhập cho hộ chăn nuôi lợn thịt.

Về phương pháp nghiên cứu, luận án xây dựng được khung phân tích và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt.

- Những đóng góp về mặt thực tiễn

Trên cơ sở tài liệu thứ cấp và kết quả điều tra khảo sát, luận án đã khái quát cơ bản hoạt động của chuỗi cung ứng lợn thịt; phân tích thực trạng, đánh giá mức độ liên kết kinh tế theo chiều ngang và chiều dọc trong chuỗi cung ứng sản phẩm lợn thịt, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành các liên kết kinh tế của hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Luận án cũng sử dụng phương pháp Kruskall-Wallis để kiểm định sự khác biệt trong mỗi nhóm đối với kết quả liên kết ngang (liên kết hợp tác, hợp tác xã) và liên kết dọc (liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra) theo từng mức độ trong mỗi biến và sử dụng mô hình hồi quy Logits để đánh giá khả năng tham gia liên kết của hộ chăn nuôi.

Bên cạnh đó, luận án hệ thống hóa các chính sách hỗ trợ hoạt động liên kết trong sản xuất nông nghiệp và trong hoạt động chăn nuôi lợn thịt áp dụng tại địa phương trong giai đoạn 2015 – 2020, chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong việc trong hoạt động triển khai các chính sách liên kết kinh tế trong hoạt động chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên.

Luận án đã đề xuất được hệ thống các giải pháp thúc đẩy hình thành, phát triển liên kết kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt làm tiền đề xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững bảo đảm cả hai mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định thu nhập người chăn nuôi và đảm bảo lợi ích người tiêu dùng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Kết quả nghiên cứu ở chương 1, chương 2, chương 3 của Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, viện nghiên cứu và sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 của Luận án có thể được sử dụng làm căn cứ quan trọng cho cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển ổn định các hoạt động liên kết kinh tế trong sản xuất – tiêu thụ nông sản đặc biệt là chăn nuôi tiêu thụ lợn thit ở tỉnh Thái Nguyên.

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Luận án chưa đề cập đến các hình thức liên kết hỗn hợp khác (bao gồm liên kết 4 nhà, liên kết xiên ..vv) trong hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Thái Nguyên. Đây sẽ là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.

 

THE ABSTRACT OF Ph.D. DISSERTATION

Topic: Economic linkage in market hog production and sale in Thai Nguyen province

Major: Agricultural Economics

Code: 9 62 01 15

Author: Phan Thi Van Giang

Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Pham Bao Duong

Education and Training Agency: University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen University.

NEW CONTRIBUTION

*) Theoretical and academic contributions

- Contribute to perfecting and clarifying the theoretical and practical basis of economic linkages in the production and sale of agricultural products in general, and economic linkages in market hog producing and selling in particular.

- Introduce the concept and characteristics of economic linkages in market hog production and sale; objective and subjective factors affecting the formation and stability of economic linkages in the market hog supply chain.

- In terms of research methods, an analytical framework and a system of research indicators on economic linkages in market hog production and sale have been developed.

*) Practical contributions

- Draw experiences to apply appropriately in practice to promote economic linkages between economic actors in market hog production in order to maintain the demand - supply relationship, to stabilize and increase income for the market hog producers.

- Basing on secondary documents and survey results, the operation of the market hog supply chain has basically outlined; the current situation has analyzed; the level of horizontal and vertical economic linkages in the market hog supply chain has assessed; a number of factors affecting the formation of economic linkages of market hog producers in Thai Nguyen province has analyzed.

 - The Kruskal-Wallis method was used to test the difference in each group for horizontal linkages (cooperative groups, cooperatives) and vertical linkages (linking with enterprises consuming output products) by each level, by each variable. Logits regression model was used to assess the ability of market hog production households to join the linkages.

 - Positive results have been achieved and limitations, and causes of limitations in the implementation of economic linkages policies in the market hog production in Thai Nguyen province has been specified.

- Policies has been systematized to support the development of linkages in agricultural production in general and in market hog production in particular. These policies are recommended to be applied locally in the period 2015-2020.

- A system of solutions to promote the formation and development of economic linkages in market hog production has been proposed to serve as a premise to build a sustainable agricultural product supply chain, ensuring both the goal of stabilizing income for the market hog producers and the benefit of consumers in Thai Nguyen province.

APPLICABILITY IN PRACTICE

Research results in chapter 1, chapter 2, chapter 3 of the thesis can be considered as useful references for lecturers, researchers and students majoring in Agricultural Economics.

The research results in chapter 4, chapter 5 of the thesis can be used as an important reference for state management agencies, organizations and individuals in providing solutions to promote the formation and development of economic links in the production and sale of agricultural products, especially in the market hog production and sale in Thai Nguyen province.                               

ISSUES FOR FURTHER RESEARCH

Other forms of mixed association such as 4-house linkage, oblique association, etc. in the market hog production and sale in Thai Nguyen province have not been mentioned in this thesis. These issues may be suggestions for further research

NHẤN VÀO ĐỂ TẢI CÁC TỆP TIN


BÀI VIẾT LIÊN QUAN