Trang thông tin luận án của NCS Phạm Thị Quỳnh Nga
14/09/2023TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN
Tên đề tài Luận án tiến sĩ: Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9 31 01 10
Họ và tên NCS: Phạm Thị Quỳnh Nga
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Phạm Công Toàn
2. TS. Ngô Thị Việt Nga
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, luận án đã làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận về thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp như khái niệm thúc đẩy khởi nghiệp, các lý thuyết nền tảng, đặc điểm và vai trò của thúc đẩy khởi nghiệp. Trong đó, đặc biệt nhất luận án đã tập trung nghiên cứu và tổng hợp thành các nội dung thúc đẩy khởi nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam.
Thứ hai, luận án đã dựa vào nội dung thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp để đánh giá kinh nghiệm tại một số quốc gia như Ấn Độ, Israel, Singapore, Thụy Điển nhằm thấy được những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu để rút ra năm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Thứ ba, luận án là nghiên cứu đầu tiên tiến hành phân tích, đánh giá các nội dung thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam một cách khái quát và toàn diện bao gồm năm nội dung chính như: Xây dựng và ban hành các chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp; hỗ trợ phát triển các ý tưởng khởi nghiệp; xây dựng và liên kết các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp; hỗ trợ phát triển DNKN ở Việt Nam và hoạt động kiểm tra, giám sát công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp. Đồng thời, xây dựng mô hình và khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam.
Thứ tư, luận án đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. Thông qua phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy đa biến, luận án đã chứng minh được trong số 05 yếu tố được đưa vào phân tích thì cả 05 yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, yếu tố môi trường kinh doanh và khả năng tiếp cận tài chính có ảnh hưởng lớn nhất. Căn cứ vào quan điểm và mục tiêu thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong thời gian tới, kết hợp với những vấn đề còn tồn tại và kết quả phân tích mô hình hồi quy, luận án đề xuất 07 nhóm giải pháp chính và 04 nhóm kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, nghiên cứu viên và sinh viên thuộc khối ngành kinh tế nói chung và chuyên ngành Quản lý Kinh tế nói riêng.
Luận án là công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, là tài liệu tham khảo khoa học phục vụ cho các nhà quản lý, các Bộ, các Sở, ban, ngành trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý, chính quyền các địa phương có góc nhìn cụ thể, toàn diện và có căn cứ để đề xuất, triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở mỗi địa phương nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Bên cạnh kết quả đạt được, luận án hiện chưa phân tích sâu sắc về những kết quả đạt được từ việc thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp theo trình tự thời gian, đồng thời việc phân tích vai trò và mức độ tác động của từng thành phần trong hệ sinh khởi nghiệp đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam chưa được nghiên cứu trên bình diện tổng thể. Đây là những vấn đề được xem là gợi ý cho những nghiên cứu về khởi nghiệp tiếp theo ở Việt Nam.
DISSERTATION INFORMATION PAGE
Doctoral dissertation title: “Solutions to promoting startup activities in Vietnam”
Discipline: Economic Management Code: 9 31 01 10
Full name of the PhD student: Pham Thi Quynh Nga
Scientific instructor(s): 1. Dr. Pham Cong Toan
2. Dr. Ngo Thi Viet Nga
Training institute: Thai Nguyen University of Economics and Business Administration
NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION
Firstly, the dissertation shed more light on theoretical issues about promoting startup activities, such as the concept of startup promotion, fundamental theories, features and roles of promoting startups. The thesis notably concentrated on researching and synthesizing the contents of promoting startups and factors affecting startup activities in Vietnam.
Secondly, the dissertation relied on the content of promoting startup activities to evaluate the experience in some nations, namely India, Israel, Singapore, and Sweden, with the aim of identifying the strengths, weaknesses and causes, which enables drawing five lessons for Vietnam to promote startup activities.
Thirdly, the dissertation is the first research to analyze and evaluate startup promotion contents in Vietnam in a general and comprehensive way, including five main ideas: Construct and devise policy to promote startup activities, build and connect components in the startup ecosystems, support the development of startups companies in Vietnam and inspection and supervision of assisting startup activities, simultaneously, building a model and framework to analyze factors affecting startup activities in Vietnam.
Fourthly, the dissertation evaluated the level of influence each factor has on startup activities in Vietnam. Throughout quantitative analysis using multivariate logistics regression, the dissertation proved that the business environment and financial access skills had the leading role of all the five influential factors in Vietnam startup activities. Judging on the viewpoint and the goal of promoting startup activities in the coming time, combining ongoing issues and analysis results of multivariate regression, the dissertation proposed seven major solutions and four recommendations to promote startup activities in Vietnam until 2030, with a vision to 2035.
POSSIBILITY OF APPLICATION IN PRACTICE
The dissertation results are helpful documents for lecturers, scientists, researchers and students in the economics sector, particularly the economic management major.
The dissertation is valuable scientific research and a reference serving managers, ministries, departments, agencies and branches in building and perfecting mechanisms and policies to promote startup activities. The dissertation results are a scientific basis to help managers and local authorities have a specific, comprehensive and well-founded perspective to propose and implement solutions to promote startup activities in each locality and Vietnam.
SOME ISSUEDS FOR FURTHER RESEARCH
Besides the achieved results, the dissertation currently does not profoundly analyze the results achieved from the implementations of the startup support policy chronologically, and at the same time, analyze the role and impact level of each component in the ecosystem to startup activities in Vietnam has not been studied in a comprehensive view. These issues are considered suggestions for the following research about startups in Vietnam.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
+ Thông báo v/v trả, mượn sách của sinh viên
+ Quyết định v/v miễn giảm học phí cho sinh viên K21 hệ đại học chính quy Học kỳ I năm học 2024-2025
+ Quyết định v/v hỗ trợ học tập cho sinh viên K21 hệ đại học chính quy học kỳ I năm học 2024-2025
+ Quyết định v/v trợ cấp xã hội cho sinh viên K21 hệ đại học chính quy học kỳ I năm học 2024-2025