Trang thông tin luận án của NCS Nguyễn Xuân Quang

 27/12/2021  1120

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên Luận án: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên.

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế.

Mã số: 9.34.04.10.

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Xuân Quang.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Thọ.

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Thứ nhất, tác giả đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan tới đề tài luận án; trên cơ sở đó, luận án đã nêu ra một số kết luận và vạch ra một số khoảng trống nghiên cứu liên quan tới đề tài nghiên cứu. Đồng thời đã hệ thống và phát triển một bước lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gồm khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu đây là những chỉ dẫn khoa học rất quan trọng để tác giả luận án triển khai trả lời các câu hỏi nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bao gồm: Nhân tố môi trường kinh doanh; Nhân tố phát triển cụm ngành; Nhân tố hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp; Nhân tố hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội; Nhân tố hạ tầng kỹ thuật (giao đông vận tải, điện, nước, viễn thông); Nhân tố chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng, cơ cấu; Nhân tố lợi thế về vị trí và tài nguyên; Nhân tố quy mô địa phương. Trên có sở đó đề xuất quy trình nghiên cứu; khung phân tích; mô hình các giả thuyết nghiên cứu của đề tài luận án; và tác giả đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên.

Thứ hai, tác giả đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 cho thấy chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Thái Nguyên đã có sự cải thiện rõ rệt qua các năm và năm 2020 Chỉ số PCI của tỉnh Thái Nguyên đã tăng bậc, đạt 66,65 điểm, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành trong cả nước, dẫn đầu trong nhóm các tỉnh Miền núi phía Bắc. Một số chỉ số thành phần có kết quả rất tốt và vẫn giữ vững được vị trí thứ hạng cao như chỉ số “Đào tạo Lao động”; “Gia nhập thị trường”; “Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh”; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự”. Qua đó có thể thấy chính quyền tỉnh đã đồng hành cùng với cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Thái Nguyên không ngừng được cải thiện.

Thứ ba, tác giả đã đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên thông qua các số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích. Kết quả phân tích cho thấy: (i) môi trường kinh doanh của tỉnh Thái Nguyên chưa thực sự tốt, các số liệu khảo sát cán bộ quản lý đều đánh giá ở mức “trung bình”; (ii) trình độ phát triển cụm ngành của tỉnh còn hạn chế, phân lớn các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hệ thống doanh nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp phụ kiện cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI; (iii) lợi thế về vị trí và tài nguyên, hiện nay tỉnh chưa phát huy được hết lợi thế của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh; (iv) quy mô của tỉnh chưa đồng bộ, quy mô lao động thừa, nhưng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, quy mô thị trường đã được cải thiện, song còn chưa phát triển; (v) hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội của tỉnh đã cải thiện và phát triển trong những năm gần đây, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương; (vi) hạ tầng kỹ thuật, bước đầu được cải thiện, song hạ tầng đường sông và đường sắt chưa phát triển; (vii) chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng, cơ cấu. Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, song các thủ tục còn rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp; cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch theo hướng phù hợp mới mục tiêu của tỉnh giai đoạn vừa qua; (viii) hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy việc xây dựng chiến lược còn hạn chế, trình độ lao động chưa cao, công nghệ sản xuất lạc hậu, dẫn tới khó khăn trong việc cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Thứ tư, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Thái Nguyên, kết hợp với mô hình hồi quy đa biến để phân tích mức độ tác động của từng nhân tố tới năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên. Kết quả phân tích cho thấy: trong 8 nhân tố ban đầu có 6 nhân tố: Trình độ phát triển của cụm ngành; Nhân tố quy mô địa phương; Nhân tố lợi thế về vị trí và tài nguyên; Hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa; Hạ tầng kỹ thuật; và Môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Thái Nguyên còn 2 nhân tố: Nhân tố hoạt động và chiến lược của DN; và Chính sách tài khóa, tín dụng đầu tư và cơ cấu không đủ bằng chứng thực nghiệp cho thấy có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Thứ năm từ việc nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020, luận án đã nêu ra một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về năng lực cạnh tranh của chính quyền tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở bài học kinh nghiệm của các địa phương khác, từ những hạn chế và nguyên nhân đã được phân tích, luận án đã đưa ra một số giải pháp phù hợp, có cơ sở khoa học và khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính quyền tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2030.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Kết quả nghiên cứu ở chương 1, chương 2 của Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, viên nghiên cứu và sinh viên khối ngành kinh tế nói chung và ngành Quản lý kinh tế nói riêng.

Kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 của Luận án là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho các nhà quản lý, các ban, sở, ngành và các cơ quan hoạch định, thực thi chính sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời giúp chính quyền địa phương nói chung tỉnh Thái Nguyên nói riêng có cái nhìn cụ thể, toàn diện và có căn cứ để đề xuất, triển khai những giải pháp nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của Thái Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong thời gian tới.

Trong thời gian tới, cần mở rộng nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bối cảnh ứng phó biến đổi khí hậu, đổi mới mô hình tăng trưởng, ứng dụng kinh tế tuần hoàn, phát thải các bon thấp, tăng trưởng xanh phù hợp với xu hướng toàn cầu và cam kết chuyển đổi xanh của Việt Nam.

DISCUSSION INFORMATION PAGE

 

Thesis title: Research on factors affecting the competitiveness of Thai Nguyen province.

Specialization: Economics Management.

Code: 9.34.04.10.

Full name of Ph.D. student: Nguyen Xuan Quang.

Scientific instructor: Associ. Prof. Dr. Nguyen Dinh Tho.

Training institution: Thai Nguyen University of Economics and Business Administration

NEW RESULTS OF THE THESIS

First, the author has reviewed domestic and international research works related to the thesis topic; on that basis, the thesis has made some recomendations and has outlined some research gaps related to the research topic. Simultaneously, a systematic theory on the factors affecting provincial competitiveness, including the theoretical framework of the research topic, has been developed, which serves as important scientific instructions for the thesis. Besides, the research questions as well as the research tasks of the topic have been addressed. Specifically, factors affecting provincial competitiveness include Business environment cluster development; Operational policies and strategies of enterprises; Cultural, educational, health, and social infrastructure factors; Technical infrastructure factors (transportation, electricity, water, telecommunications); fiscal policy, investment, credit, structure; The advantage of location and resources; and Local-scale factor. Accordingly, appropriate measures are proposed through analytical framework model of research hypotheses of the thesis topic; particularly a system of indicators to study the factors affecting the competitiveness of Thai Nguyen province.

Second, according to the analysis of the current situation of competitiveness at Thai Nguyen province in the period 2016-2020, the competitiveness index of Thai Nguyen province improved significantly over the years. In 2020, PCI of Thai Nguyen province saw dramatic improvement, reaching 66.65 points, ranking at 11th out of 63 provinces and cities in the country, leading in the group of Northern mountainous provinces. Some sub-indexes had very good results and maintained high rankings such as the "Labor Training"; "Market entry"; “Dynamic and pioneering nature of provincial leaders”; Legal institutions and security and order”. Thereby, it can be seen that the provincial government has accompanied the business community of Thai Nguyen province, creating a constantly improved investment and business environment of Thai Nguyen province.

Third, the actual situation of factors affecting the competitiveness of Thai Nguyen province are analyzed through both primary and secondary data. The analysis results show that: (i) Thai Nguyen province's business environment is not really good, the survey data of managers are rated at "average"; (ii) the province's industry cluster development level is still limited, most of the enterprises are of small and medium size, the supporting system has not met the requirements of supplying accessories for large enterprises and FDI enterprises; (iii) currently the province has not brought into full play the advantages of the province’s location and natural resources to attract investors; (iv) the scale of the province is not balanced, the labor scale is redundant, but there is a shortage of high-quality human resources, the market size has been improved, but not yet developed; (v) the cultural, educational, medical and social infrastructure of the province has improved and developed in recent years, basically meeting the needs of the local people; (vi) technical infrastructure, initially improved, but river and railway infrastructure not yet developed; (vii) regarding fiscal, investment, credit and structural policies, the province has many policies to support enterprises, but cumbersome procedures cause certain difficulties for enterprises; the economic structure has been shifted in the direction that is suitable for the target of the province in the past period; (viii) in terms of operation and strategy of enterprises, most enterprises in the area are small and medium enterprises, so the formulation of strategies is still limited, the labor level is not high, the production technology of peanuts is still limited leading to poor competitiveness of enterprises in the market.

Fourth, exploratory factor analysis (EFA) model was employed to analyze the factors affecting the competitiveness of Thai Nguyen province, combined with a multivariate regression model to analyze the impact level of each factor on the competitiveness of Thai Nguyen province. The analysis results show that: 6 of the 8 initial factors, including: The development level of the industry cluster; Local-scale factor; The advantage factor of location and resources; Infrastructure for health, education and culture; Infrastructure; and Business environment affect the competitiveness of Thai Nguyen province. The other 2 factors: operational and strategic factors of enterprises; and Fiscal policy, investment credit, and structure do not affect the competitiveness of the province.

Fifth, from studying the current situation of competitiveness of Thai Nguyen province in the period 2016 - 2020, several limitations and causes of limitations for the competitiveness of Thai Nguyen province's government were specified. Based on lessons learned from other localities, and identified limitations and several suitable and feasible solutions to improve the competitiveness of the government. Thai Nguyen province in the period of 2021 - 2030 are proposed.

 

POSSIBILITY OF APPLICATION IN PRACTICE

The research results in chapter 1 and chapter 2 of the thesis are useful references for teaching staff, scientists, researchers, and students of economics in general and economics management in particular.

The research results in chapter 4, chapter 5 of the thesis are a good reference for managers, boards, departments, branches and policymaking and implementing agencies in Thai Nguyen province inparticular and the country in general. At the same time, it helps the local government in general, Thai Nguyen province in particular, have a specific, comprehensive and grounded view to propose and implement solutions aimed at improving the competitiveness of Thai Nguyen for sustainable socio-economic development in the future.

In the coming time, it is necessary to expand research on provincial competitiveness in the context of responding to climate change, renewing growth models, applying circular, low-carbon and green growth in line with global trends and Vietnam's commitment to green transformation.

NHẤN VÀO ĐỂ TẢI VỀ CÁC TỆP TIN


BÀI VIẾT LIÊN QUAN