Trang thông tin luận án của NCS Nguyễn Thị Ngân

 28/06/2024  32

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 9.62.01.15

Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Ngân

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Hoài Nam

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐHTN

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Luận án tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển nông nghiệp hữu cơ và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ. Từ đó, xác định khoảng trống nghiên cứu và đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp hữu cơ và đưa ra khái niệm mới về phát triển nông nghiệp hữu cơ.

- Luận án sử dụng có sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng tiên tiến như phân tích nhân tố khám phá (EFA), mô hình hồi quy đa biến (logistic) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La mà trước đây chưa có nghiên cứu nào áp dụng cho tỉnh Sơn La. Đồng thời, luận án đã xây dựng được khung phân tích và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu để đo lường phát triển nông nghiệp hữu cơ.

-  Luận án đã phân tích, đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học về thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La dựa trên 4 khía cạnh: Phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

- Luận án đã chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La, bao gồm: Đặc điểm của chủ hộ; Nguồn lực sản xuất của hộ; Nhận thức về nông nghiệp hữu cơ; Tác động của khoa học công nghệ; Tác động của thị trường; Chính sách; Cơ sở hạ tầng; Điều kiện tự nhiên. Trong đó, có 5 yếu tố có tác động tích cực đến việc tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ của chủ hộ, cụ thể: Chính sách; Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ; Nhận thức về nông nghiệp hữu cơ; Tác động của khoa học công nghệ; Tác động của thị trường

- Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu tập trung chuyên sâu về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên đia bàn tỉnh Sơn La. Trên cơ sở phân tích điều kiện thực tế của tỉnh, kết hợp với quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ và chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh dựa trên cơ sở phương pháp phân tích SWOT, luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Kết quả nghiên cứu của luận án là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu khoa học tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, cơ quan Nhà nước. Kết quả nghiên cứu là tài liệu giúp hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, chính quyền các địa phương nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng có cách nhìn cụ thể, toàn diện, có căn cứ để đề xuất, triển khai những giải pháp nhằm mục đích thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Tuy đề tài nghiên cứu của tác giả được tiến hành trên địa bàn tỉnh Sơn La, nhưng những vấn đề đặt ra mang tính chung và tất yếu cho nhiều địa phương khác trên cả nước.

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

(i) Do gặp phải những khó khăn trong việc thu thập số liệu nên luận án mới tập trung vào phân tích phát triển lĩnh vực trồng trọt hữu cơ. (ii) Hạn chế trong phần nghiên cứu định lượng của mô hình sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu trong các công trình  trong tương lai. Đây sẽ là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.

DISSERTATION INFORMATION PAGE

Ph.D Dissertation Title: Development of organic agriculture in Son La province

Major: Agricultural Economics

Code: 9.62.01.15

Full name of graduate student: Nguyen Thi Ngan

Scientific instructor: Prof. Do Hoai Nam

Training institution: University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen University

NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION

 

- The thesis provides a comprehensive overview of domestic and international studies on the development of organic agriculture and the factors influencing it. It identifies research gaps, systematizes theoretical and practical foundations of organic agriculture development, and introduces new concepts in this field.

- Advanced qualitative and quantitative research methods such as Exploratory Factor Analysis (EFA) and multivariate regression (logistic model) were employed. These methods analyzed factors affecting organic agriculture development in Son La province, which had not been previously studied in this context. The thesis also developed an analytical framework and a system of research indicators to measure organic agriculture development.

- Scientifically grounded analyses and evaluations were conducted on the current status of organic agriculture development in Son La province across four dimensions: scale of organic agricultural production, organizational forms of production, organic product market development, and economic efficiency in organic agriculture production.

- The thesis identified several factors influencing organic agriculture development in Son La, including household characteristics, production resources, organic agriculture awareness, technological impacts, market influences, policies, infrastructure, and natural conditions. Specifically, five factors were found to positively impact household participation in organic agriculture production: policies, farming experience, organic agriculture awareness, technological impacts, and market influences.

- This thesis represents the first in-depth study focused on organic agriculture development in Son La province. Based on an analysis of the province's actual conditions and combining perspectives and strategies for organic agriculture development using SWOT analysis, the thesis proposed solutions to promote organic agriculture development in Son La in the near future.

POSSIBILITY OF APPLICATION IN PRACTICE

The research findings are theoretically and practically significant, serving as a valuable reference for researchers, educators, and government agencies. The results also provide practical guidance for farmers, cooperatives, businesses, and local authorities in Son La province and beyond to propose and implement solutions aimed at promoting organic agriculture development.

SOME ISSUES FOR FURTHER RESEARCH

(i) Due to difficulties in data collection, the thesis focused on analyzing the development of organic farming. (ii) Limitations in the quantitative research section of the model will be addressed in future studies. These issues provide openings for future research directions.

DOWNLOAD CÁC TỆP TIN ĐÍNH KÈM


BÀI VIẾT LIÊN QUAN