Trang thông tin luận án của NCS Nguyễn Thị Hương

 18/12/2023  619

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 9.31.01.10

Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Hương

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Minh Ngọc

                                            TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

Thứ nhất, luận án tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn và giải pháp phát triển chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn. Từ đó đưa ra những đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện phần cơ sở lý luận và thực tiễn cho nội dung nghiên cứu của luận án.

Thứ hai, luận án đã bổ sung vào lý thuyết về phát triển sản xuất rau an toàn và làm rõ khái niệm về chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị RAT. Đề tài cũng đưa ra các nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn: lập sơ đồ chuỗi giá trị; phân tích hoạt động và mối liên kết các tác nhân tham gia chuỗi giá trị; phân tích tài chính chuỗi giá trịphân tích hoạt động quản lý chuỗi giá trị. Luận án cũng bổ sung vào lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên.

Thứ ba, luận án đã làm rõ phương pháp nghiên cứu, thể hiện qua các nội dung: xây dựng câu hỏi nghiên cứu; phương pháp tiếp cận và khung phân tích; cách thức thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin; phương pháp phân tích thông tin và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Luận án sử dụng cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng để đánh giá thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 - 2022.

Thứ tư, luận án phân tích thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên, phân tích, đánh giá và chỉ ra hiệu quả của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cũng như trên một vụ sản xuất kinh doanh. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân của hạn chế. Từ kết quả phân tích SWOT, đưa ra bảng kết hợp phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội, tận dụng cơ hội để khác phục điểm yếu. Đồng thời, khắc phục điểm yếu để hạn chế nguy cơ rủi ro từ bên ngoài, tận dụng điểm mạnh để né tránh nguy cơ thách thức. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển chuỗi giá trị RAT tỉnh Thái Nguyên.

Thứ năm, luận án đã phân tích tác động của một số yếu tố đến chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định được 5 yếu tố tác động đến chuỗi giá trị sản phẩm RAT tỉnh Thái Nguyên lần lượt là 12,9% do yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi; 14,3% do yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của chuỗi; 11,0% do yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chuỗi; 40,8% do khuyến nông và 16,7% do cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển RAT; phần còn lại là do các yếu tố khác tác động.

Thứ sáu, để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên và để đạt được mục tiêu đề ra, luận án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp chính: giải pháp chung; giải pháp cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị RAT và giải pháp hỗ trợ chuỗi giá trị RAT.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Kết quả nghiên cứu ở chương 1, chương 2, chương 3 của Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, viện nghiên cứu và sinh viên thuộc chuyên ngành Kinh tế nói chung và Quản lý kinh tế nói riêng.

Kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 của Luận án là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho các nhà quản lý, các Sở, Ban, Ngành và các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương để tham khảo. Có thể được sử dụng làm căn cứ quan trọng cho tỉnh Thái Nguyên đưa ra những giải pháp phát triển nông nghiệp của tỉnh.

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

(i) Luận án mới tập trung vào phân tích chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn 2 loại rau ăn lá tỉnh Thái Nguyên. (ii) Hạn chế trong phần nghiên cứu các kênh tiêu thụ và phân phối lợi ích giữa các tác nhân theo các kênh tiêu thụ sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu trong các công trình  trong tương lai. Đây sẽ là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.

DISSERTATION INFORMATION PAGE

Ph.D Dissertation Title: Research on the value chain of safe vegetable products in Thai Nguyen province

Major: Economic Management

Code: 9.31.01.10

Full name of graduate student: Nguyen Thi Huong

Scientific instructor: Dr. Tran Thi Minh Ngoc

                                  Dr. Nguyen Thi Lan Anh

Training institution:  University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen University

 

NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION

Firstly, the thesis overviews research works in the world and in the country related to the value chain of safe vegetable products and solutions to develop the value chain of safe vegetable products. From there, we provide general assessments and research gaps, supplementing and completing the theoretical and practical basis for the research content of the thesis.

Secondly, the thesis has added to the theory of developing safe vegetable production and clarified the concept of the value chain of safe vegetable products, quantifying the influence of factors affecting the price chain. RAT treatment. The topic also provides research contents on the value chain of safe vegetable products: creating a value chain map; Analyze activities and linkages of actors participating in the value chain; value chain financial analysis and value chain management analysis. The thesis also adds to the theory of factors affecting the value chain of safe vegetable products in Thai Nguyen province.

Thirdly, the thesis has clarified the research method, shown through the following contents: formulating research questions; analytical approaches and frameworks; how to collect, process and synthesize information; Information analysis methods and research indicator system. The thesis uses both qualitative and quantitative analysis methods to evaluate the current status of the value chain of safe vegetable products in Thai Nguyen province in the period of 2018 - 2022.

Fourthly, the thesis analyzes the current status of the value chain of safe vegetable products in Thai Nguyen province, analyzing, evaluating and showing the effectiveness of actors participating in the value chain as well as on a production and business case. Analyze factors affecting the value chain of safe vegetable products in Thai Nguyen province, pointing out the achieved results, existing limitations and causes of limitations. From the results of the SWOT analysis, create a combination table to promote strengths to take advantage of opportunities and take advantage of opportunities to overcome weaknesses. At the same time, overcome weaknesses to limit the risk of external risks, take advantage of strengths to avoid the risk of challenges. From there, solutions for developing the SV value chain in Thai Nguyen province are proposed.

Fifth, the thesis analyzed the impact of a number of factors on the value chain of safe vegetable products in Thai Nguyen province. The results of multivariate regression analysis have identified 5 factors affecting the value chain of SV products in Thai Nguyen province by 12.9% respectively due to factors affecting the linkage of actors in the chain; 14.3% due to factors affecting the chain's financial operations; 11.0% due to factors affecting chain management activities; 40.8% due to agricultural extension and 16.7% due to mechanisms and policies to support SV development; The rest is influenced by other factors.

Sixth, to promote the development of the value chain of safe vegetable products in Thai Nguyen province and to achieve the set goals, the thesis has proposed 3 main groups of solutions: general solutions; solutions for actors participating in the SV value chain and solutions to support the SV value chain.

POSSIBILITY OF APPLICATION IN PRACTICE

The research results in chapters 1, Chapter 2, and Chapter 3 of the thesis are useful reference documents for teaching staff, scientists, research institutes and students majoring in general economics and business management. economics in particular.

The research results in chapters 4 and 5 of the thesis are good reference documents to serve managers, departments, branches, branches and agencies that plan and implement agricultural development policies at the local level. method for reference. Can be used as an important basis for Thai Nguyen province to propose solutions for agricultural development in the province.

SOME ISSUES FOR FURTHER RESEARCH

(i) The new thesis focuses on analyzing the value chain of safe vegetable products for two types of leafy vegetables in Thai Nguyen province. (ii) Limitations in the study of consumption channels and benefit distribution among actors according to consumption channels will be continued by the author in future works. This will be a suggestive content for future research directions.

DOWNLOAD CÁC TỆP TIN ĐÍNH KÈM


BÀI VIẾT LIÊN QUAN