Trang thông tin luận án của NCS Nguyễn Đắc Dũng

 04/06/2024  333

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 9.31.01.10

Họ và tên NCS: Nguyễn Đắc Dũng

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Quang Huy

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐHTN

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Luận án tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về NSLĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó, xác định khoảng trống nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn cho luận án.

- Luận án làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò và tầm quan trọng của NSLĐ nói chung và DNNVV nói riêng, bổ sung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ và sự phát triển của DNNVV dựa trên các lý thuyết nền tảng.

- Luận án xác định phương pháp nghiên cứu, bao gồm thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, thiết kế bảng hỏi, phương pháp tiếp cận, khung phân tích, quy trình nghiên cứu, phương pháp phân tích và mô hình nghiên cứu để đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ của DNNVV tại Thái Nguyên.

- Phân tích thực trạng NSLĐ của DNNVV tại Thái Nguyên cho thấy doanh nghiệp nhà nước có tốc độ tăng NSLĐ cao nhưng NSLĐ thấp hơn doanh nghiệp ngoài nhà nước. Trong doanh nghiệp ngoài nhà nước, công ty TNHH và công ty cổ phần tăng nhanh hơn doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có NSLĐ và tốc độ tăng cao hơn doanh nghiệp siêu nhỏ. Doanh nghiệp nông nghiệp có NSLĐ thấp hơn ngành công nghiệp và dịch vụ, nhưng tốc độ tăng lại cao hơn.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy NSLĐ của DNNVV tại Thái Nguyên tăng chủ yếu do tăng trưởng năng suất nội ngành, trong khi đóng góp của chuyển dịch lao động thấp. Điều này chứng tỏ NSLĐ tăng chủ yếu nhờ đầu tư vào vốn và công nghệ, còn dịch chuyển lao động giữa các loại hình, quy mô và lĩnh vực chưa hiệu quả.

- Sử dụng hai mô hình độc lập để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến NSLĐ của các DNNVV tại Thái Nguyên, kết quả cho thấy cả các yếu tố nội tại như tiền lương, nợ doanh nghiệp, NC&PT, tiếp cận tài chính và các yếu tố ngoại vi như môi trường kinh doanh, nguồn nhân lực tại chỗ, và sự hỗ trợ của chính quyền đều có ảnh hưởng tích cực đến NSLĐ. Cụ thể, tiền lương và NC&PT có ảnh hưởng lớn nhất, với mỗi triệu đồng tăng thêm trong lương và đầu tư NC&PT làm tăng NSLĐ lần lượt là 15,708 và 13,719 triệu đồng. Các yếu tố như nợ, số năm hoạt động, chuyển đổi số và tái cấu trúc cũng có tác động tích cực nhưng ở mức độ khác nhau. Ảnh hưởng của các yếu tố này thay đổi theo loại hình, quy mô và lĩnh vực doanh nghiệp. Đặc biệt, CĐS và tái cấu trúc không có ý nghĩa đối với doanh nghiệp tư nhân, NC&PT không ảnh hưởng đến công ty TNHH, nợ và CĐS không ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp siêu nhỏ, số năm hoạt động không ảnh hưởng đến doanh nghiệp quy mô vừa, và tái cấu trúc không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thương mại-dịch vụ. Mô hình yếu tố bên ngoài cho thấy nguồn nhân lực tại chỗ có tác động lớn nhất đến cải thiện NSLĐ (hệ số ước lượng 0.342), tiếp đến là môi trường kinh doanh (0.166) và sự hỗ trợ của chính quyền (0.159). Việc cải thiện NSLĐ tạo tiền đề cho sự phát triển doanh nghiệp cả về chiều rộng và chiều sâu (hệ số 0.343).

- Từ những đánh giá về thực trạng NSLĐ, những phân tích về các yếu tố ảnh hưởng của các yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài tới NSLĐ luận án đã đề xuất được các nhóm giải pháp riêng cho hai nhóm đối tượng khác nhau là lãnh đạo quản lý Nhà nước của tỉnh và quản lý doanh nghiệp. Trong đó, với nhóm giải pháp cho cơ quan quản lý Nhà nước, tác giả đã đề xuất 7 giải pháp cụ thể liên quan đến các chính sách, cải thiện môi trường, hỗ trợ đào tạo…. với nhóm giải pháp cho doanh nghiệp, tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp liên quan đến việc đầu tư nghiên cứu phát triển, chuyển đổi số, nâng cao động lực cho người lao động…. Đồng thời, luận án cũng đưa ra một số kiến nghị cho cơ quan Trung ương và Chính quyền tỉnh Thái Nguyên nhằm hỗ trợ các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên trong việc cải thiện và nâng cao NSLĐ góp phần vào sự phát triển loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới.

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Kết quả nghiên cứu ở chương 1, chương 2, chương 3 của Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, viện nghiên cứu và sinh viên thuộc chuyên ngành Kinh tế nói chung và Quản lý kinh tế nói riêng.

Kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 của Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho các nhà quản lý, các Sở, Ban, Ngành và các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách tại địa phương để tham khảo. Có thể được sử dụng làm căn cứ quan trọng cho tỉnh Thái Nguyên đưa ra những giải pháp nâng cao NSLĐ và phát triển DNNVV của tỉnh.

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

(i) Những khó khăn trong việc thu thập số liệu nên luận án chưa khai thác và phân tích được các DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài; (ii) nhiều yếu tố ngoại vi khác như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều kiện tự nhiên của tỉnh… cũng như các yếu tố bên trong DN như môi trường làm việc, văn hoá doanh nghiệp…. chưa được khai thác để đưa vào mô hình nghiên cứu. Đây sẽ là nội dung gợi mở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.

 

DISSERTATION INFORMATION PAGE

Ph.D Dissertation Title: Research on Factors Affecting Labor Productivity of Small and Medium-Sized Enterprises in Thai Nguyen Province

Major: Economic Management

Code: 9.31.01.10

Full name of graduate student: Nguyen Dac Dung

Scientific instructor: Asoc Prof. Dr. Tran Quang Huy

Training institution:  University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen University

NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION

- The dissertation reviews both domestic and international studies on labor productivity (LP) and the factors affecting LP in enterprises, particularly small and medium-sized enterprises (SMEs). This review identifies research gaps and strengthens the theoretical and practical foundation of the dissertation.

- The dissertation clarifies the concept, characteristics, roles, and importance of LP in general and SMEs in particular. It supplements theories on the factors affecting LP and the development of SMEs based on foundational theories.

- The dissertation identifies research methods, including the collection of secondary and primary data, questionnaire design, approach methods, analytical framework, research process, analysis methods, research models, and tools to evaluate and analyze factors affecting LP in SMEs in Thai Nguyen.

- Analyzing the LP status of SMEs in Thai Nguyen reveals that state-owned enterprises have a higher LP growth rate but lower LP than non-state enterprises. Among non-state enterprises, limited liability companies and joint-stock companies grow faster than private enterprises. Small and medium-sized enterprises have higher LP and growth rates than micro-enterprises. Agricultural enterprises have lower LP than industrial and service enterprises, but their LP growth rate is higher.

- Research findings show that the LP increase in SMEs in Thai Nguyen is mainly due to intra-industry productivity growth, with a relatively low contribution from labor shifts. This indicates that LP growth is primarily driven by investments in capital and technology, while labor shifts between types, scales, and sectors are not yet effective.

- Using two independent models to evaluate the factors affecting LP in SMEs in Thai Nguyen, the results show that both internal factors (such as wages, enterprise debt, R&D, and financial access) and external factors (such as the business environment, local labor resources, and government support) positively impact LP. Specifically, wages and R&D have the greatest impact, with each additional million VND in wages and R&D investment increasing LP by 15.708 million VND and 13.719 million VND, respectively. Factors like debt, years of operation, digital transformation, and restructuring also have positive impacts but to varying degrees. The influence of these factors varies by type, scale, and sector of the enterprise. Notably, digital transformation and restructuring are not significant for private enterprises, R&D is not significant for limited liability companies, debt and digital transformation do not significantly affect micro-enterprises, years of operation do not affect medium-sized enterprises, and restructuring does not affect trade-service enterprises. The external factors model shows that local labor resources have the greatest impact on improving LP (coefficient 0.342), followed by the business environment (0.166) and government support (0.159). Improving LP lays the foundation for the development of enterprises in both breadth and depth (coefficient 0.343).

- Based on the evaluation of LP status and analysis of internal and external factors affecting LP, the dissertation proposes separate solutions for two different groups: provincial state management leaders and enterprise managers. For state management agencies, the author proposes seven specific solutions related to policies, environmental improvements, and training support. For enterprises, the author proposes six groups of solutions related to investment in R&D, digital transformation, and enhancing employee motivation. Additionally, the dissertation offers recommendations to central agencies and the Thai Nguyen provincial government to support SMEs in improving and increasing LP, contributing to the development of these enterprises in the future.

POSSIBILITY OF APPLICATION IN PRACTICE

The research results in Chapters 1, 2, and 3 of the dissertation serve as valuable references for teaching staff, scientists, research institutes, and students in the field of Economics in general, and Economic Management in particular.

The research results in Chapters 4 and 5 of the dissertation provide valuable reference materials for managers, departments, committees, sectors, and policy-making and implementation agencies at the local level. These results can serve as an important basis for Thai Nguyen province to develop solutions to enhance labor productivity and foster the development of small and medium-sized enterprises in the province.

SOME ISSUES FOR FURTHER RESEARCH

(i) The difficulties in data collection have resulted in the dissertation not exploring and analyzing foreign-invested enterprises. (ii) Other external factors such as global economic crises, natural conditions of the province... as well as internal factors within enterprises such as the working environment, corporate culture... have not been incorporated into the research model. These aspects will serve as open-ended topics for future research directions.

DOWNLOAD CÁC TỆP TIN ĐÍNH KÈM


BÀI VIẾT LIÊN QUAN