Trang thông tin luận án của NCS Cao Phương Nga
13/11/2024TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN
Tên đề tài luận án tiến sĩ: Nghiên cứu môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên.
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 9310110
Họ và tên NCS: Cao Phương Nga
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Thị Thu
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ, cũng như bổ sung cơ sở lý luận về môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu tư cấp tỉnh nói riêng như: Khái niệm, đặc điểm và nội dung của môi trường đầu tư cấp tỉnh.
Thứ hai, luận án đã phân tích thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2018-2022, giai đoạn có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới và Việt Nam như đại dịch covid và chiến tranh Nga - Ukraine,…. Đặc biệt, luận án đã sử dụng linh hoạt và hiệu quả các bộ số liệu từ cục thống kê, chỉ số PCI và PAPI vào đánh giá thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên.
Thứ ba, luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường đầu tư cấp tỉnh tới sự hài lòng của các doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên. Để đánh giá sự hài lòng của nhà đầu tư, luận án nghiên cứu tám nhóm yếu tố phù hợp nhất với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đó là: Vị trí địa lý và tài nguyên (thuộc môi trường tự nhiên); Quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương, chính sách đầu tư (thuộc môi trường chính trị - pháp luật); cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nguồn nhân lực, chi phí đầu vào, sự hình thành cụm ngành (thuộc môi trường kinh tế); môi trường sống và làm việc (thuộc môi trường văn hóa - xã hội).
Thứ tư, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, tỉnh Thái Nguyên được biết đến là địa phương tiên phong trong chuyển đổi số và biến quan sát “hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đồng bộ phục vụ cho chuyển đổi số” là một biến quan sát mới được tác giả đưa vào khảo sát và được các nhà đầu tư đánh giá cao.
Thứ năm, từ kết quả phân tích thực trạng môi trường đầu tư và đánh giá sự hài lòng của nhà đầu tư, luận án đã đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên. Đây là cơ sở khoa học để các chính quyền địa phương triển khai áp dụng các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, từ đó thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu ở chương 1, chương 2, chương 3 của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, viện nghiên cứu và sinh viên thuộc chuyên ngành Kinh tế nói chung và Quản lý kinh tế nói riêng.
Kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 của luận án là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho các nhà quản lý, các Sở, Ban, Ngành trong và ngoài tỉnh. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giúp chính quyền địa phương nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng có cái nhìn cụ thể, toàn diện và có căn cứ để đề xuất, triển khai những giải pháp nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư của địa phương.
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Do điều kiện và thời gian nghiên cứu, luận án không tránh khỏi một số hạn chế nhất định và đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu tiếp đó là:
Về xây dựng mô hình nghiên cứu thực trạng môi trường đầu tư địa phương, do môi trường đầu tư địa phương bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành, mặt khác do hạn chế của việc đưa nhiều yếu tố vào phân tích định lượng nên luận án có thể chưa nghiên cứu hết được tất cả các yếu tố trong môi trường đầu tư.
Còn có những ý kiến, quan điểm khác nhau về bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI đưa ra mà trong luận án sử dụng làm một thước đo phản ánh môi trường đầu tư của tỉnh. Mặc dù có nhiều thành công, được quan tâm và được nhiều đối tượng khác nhau sử dụng kết quả, song tính chính xác của kết quả xếp hạng phụ thuộc nhiều vào phương pháp luận, chất lượng cơ sở dữ liệu, trình độ đội ngũ thực hiện,... Theo đó, vấn đề này vẫn cần có những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện.
Do vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người liên quan để luận án được hoàn thiện hơn.
DISERTATION INFORMATION PAGE
Doctoral disertation title: Thai Nguyen province.
Discipline: Economic Management
Code: 9.31.01.10
Full name of the PhD student: Cao Phuong Nga
Scientific instructor(s): Prof.Dr. Hoang Thi Thu
Training institute: Thai Nguyen University of Economics and Business Administration
NEW FINDINGS OF THE DISERTATION
Firstly, the dissertation contributed to systematizing, clarifying, and supplementing the theoretical basis of the investment environment in general and the provincial investment environment in particular, covering concepts, characteristics, and content related to the provincial investment environment.
Secondly, the dissertation analyzed the investment environment in Thai Nguyen province from 2018 to 2022—a period marked by significant economic, political, and social fluctuations worldwide and in Vietnam, including the COVID pandemic and the Russia-Ukraine war. In particular, the dissertation flexibly and effectively used data sets from the General Statistics Office, PCI and PAPI indexes to assess the current investment environment of Thai Nguyen province.
Thirdly, the dissertation used quantitative research methods to analyze the impact of factors of the provincial investment environment on the satisfaction of enterprises in Thai Nguyen. To evaluate investor satisfaction, the dissertation researched eight groups that best suit the socio-economic conditions of Thai Nguyen province: geographical location and resources (in the natural environment); local government management and support, investment policies (in the political-legal environment); infrastructure and services, human resources, input costs, the formation of industry clusters (in the economic environment); and living and working conditions (in the cultural and social environment).
Fourthly, in the context of Industry 4.0, Thai Nguyen province is known as a pioneer in digital transformation, and the inclusion of “information technology and communication infrastructure development synchronized for digital transformation” is a new variable introduced by the author in the survey, which investors have highly valued.
Fifthly, from the results of analyzing the current investment environment and assessing investor satisfaction, the dissertation has proposed a number of solutions to improve the investment environment in Thai Nguyen province. This is a scientific basis for local authorities to implement solutions to improve the investment environment, thereby attracting domestic and foreign investment capital.
PRACTICAL APPLICABILITY
The dissertation's research findings in Chapters 1, 2, and 3 offer valuable references for teaching staff, scientists, research institutes, and students, particularly in general economics and economic management.
Meanwhile, the insights from Chapters 4 and 5 are especially beneficial for managers and various departments and agencies within and beyond the province. These findings provide a scientific basis to support local authorities—especially in Thai Nguyen province—in developing comprehensive and well-grounded strategies to propose and implement solutions to enhance the local investment environment.
THE ISSUES ARE STILL OPEN TO CONTINUE RESEARCH
Given the conditions and time constraints of the research, the dissertation inevitably has certain limitations and raises issues that need to be addressed:
Regarding the development of the research model for the local investment environment, there are numerous contributing factors. However, due to the limitations of incorporating many variables into a quantitative analysis, it was only feasible to study some aspects of the investment environment comprehensively.
Additionally, there are differing opinions and views on the Provincial Competitiveness Index (PCI) set by VCCI, which was used in the dissertation as an indicator to reflect the province's investment environment. Despite its widespread recognition and usage by various stakeholders, the accuracy of the PCI results is heavily dependent on the methodology, the quality of the database, and the expertise of the implementation team. Thus, this aspect requires further research to improve.
The author welcomes feedback from teachers, colleagues, and peers to enhance the quality and completeness of the dissertation.