Thông tin môn học Bộ môn Luật Kinh tế

 14/07/2016  841
  1. Lý luận nhà nước và pháp luật 1 (Mã học phần : SL121)

1.1. Mục tiêu môn học

  1. a) Về kiến thức

– Học môn học này, sinh viên sẽ tiếp nhận được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức, kiểu, vai trò của nhà nước và pháp luật; bộ máy nhà nước;

– Mối quan hệ giữa nhà nước, pháp luật với các hiện tượng xã hội khác; quá trình vận động và phát triển của nhà nước và pháp luật; quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật; ý thức pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; pháp chế, nhà nước pháp quyền;

– Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có được tư duy khoa học và phương pháp nhận thức khoa học về những vấn đề của nhà nước và pháp luật và vận dụng những kiến thức đã học để phân tích và giải thích hiện tượng nhà nước và pháp luật trong thực tế.

  1. b) Về kỹ năng

– Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu các khoa học pháp lí khác, nhất là các môn khoa học pháp lí chuyên ngành luật trong chương trình đào tạo cử nhân  luật;

– Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn nhà nước và pháp luật;

– Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của lí luận nhà nước pháp luật;

– Phát triển kĩ năng lập luận, thuyết trình trước công chúng

  1. c) Về thái độ

– Có ý thức đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng chính trị, pháp lí trong đời sống xã hội;

– Hình thành tính chủ động, tự tin, bản lĩnh cho sinh viên;

– Xác định đúng vị trí, vai trò của lí luận nhà nước và pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lí và các môn học pháp lí.

1.2. Phương pháp đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

            – Kiểm tra giữa học phần: 20%

– Điểm thường xuyên: (chuyên cần, kiểm tra thường xuyên, bài tập nhóm, thảo luận…): 30%

– Điểm thi kết thúc học phần: 50%

– Hình thức thi: thi viết tự luận

– Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 2 (Mã học phần: SL 122)

2.1. Mục đích môn học

  1. a) Về kiến thức

– Học phần môn học này, sinh viên sẽ tiếp nhận được những kiến thức cơ bản về Các kiểu nhà nước và pháp luật  chủ nô, nhà nước và pháp luật phong kiến, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa đã có trong lịch sử; Một số vấn đề về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa việt nam; hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có được tư duy khoa học và phương pháp nhận thức khoa học về những vấn đề của các kiểu nhà nước và pháp luật  đã có trong lịch sử và vận dụng những kiến thức đã học để phân tích so sánh và giải thích hiện tượng nhà nước và pháp luật trong các thời kì lịch sử khác nhau.

  1. b) Về kỹ năng

      – Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu các khoa học pháp lí khác, nhất là các môn khoa học pháp lí chuyên ngành luật trong chương trình đào tạo cử nhân  luật;

– Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn nhà nước và pháp luật;

– Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của lí luận nhà nước pháp luật;

– Phát triển kĩ năng lập luận, thuyết trình trước công chúng

  1. c) Về thái độ

– Có ý thức đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng chính trị, pháp lí trong đời sống xã hội;

– Hình thành tính chủ động, tự tin, bản lĩnh cho sinh viên;

– Xác định đúng vị trí, vai trò của lí luận nhà nước và pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lí và các môn học pháp lí trong chương trình đào tạo đại học luật.

2.2. Phương pháp đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

            – Kiểm tra giữa học phần: 20%

            – Điểm thường xuyên: (chuyên cần, kiểm tra thường xuyên, bài tập nhóm, thảo luận…): 30%

            – Điểm thi kết thúc học phần: 60%

            – Hình thức thi: thi viết tự luận

            – Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI (Mã học phần: SLW122)

3.1. Mục đích môn học

  1. Về kiến thức:

– Nắm được đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu  khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

– Nắm vững những kiến thức cơ bản lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới qua các kiểu nhà nước: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa, ở những khu vực điển hình trên thế giới.

–  Hiểu được nguyên nhân hình  thành, vận động và phát triển của các hiện tượng nhà nước và pháp luật trong lịch sử thế giới

– Rút ra được những bài học kinh nghiệm về nhà nước và pháp luật trong lịch sử thế giới trong từng thời kỳ.

Về kỹ năng:

–  Trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung môn học.

–  Xây dựng được cho mình phương pháp tư duy đúng đắn trong hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn.

– Vận dụng được những tri thức và phương pháp của môn học để luận giải các vấn đề cụ thể của các khoa học pháp lý chuyên ngành.

Về thái độ:

–  Có được hứng thú, sự say mê môn học.

–  Thấy được giá trị học thuật, giá trị lịch sử và giá trị thực tiễn của môn học.

–  Có nhu cầu muốn được nghiên cứu tiếp những vấn đề liên quan đến môn học.

3.2. Phương pháp đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

            – Kiểm tra giữa học phần: 20%

            – Điểm thường xuyên: (chuyên cần, kiểm tra thường xuyên, bài tập nhóm, thảo luận…): 20%

            – Điểm thi kết thúc học phần: 60%

            – Hình thức thi: thi viết tự luận

            – Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 1 (Mã học phần: VCC231)

4.1. Mục đích môn học

  1. a) Về kiến thức

            – Hiểu được quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, xác định được tính đặc thù của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự; hiểu và xác định được các văn bản được coi là nguồn của luật dân sự;

            – Nắm được những yếu tố cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự, căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự; xác định được các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự;

            – Hiểu được khái niệm, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu; hiểu và xác định được thời hạn, thời hiệu; hiểu được những vấn đề pháp lí liên quan đến đại diện;

– Hiểu được khái niệm, phân loại tài sản; nội dung quyền sở hữu; các hình thức sở hữu; căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu; bảo vệ quyền sở hữu và các quy định khác về quyền sở hữu;

            – Hiểu được các quy định chung về thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản.

  1. b) Về kỹ năng

            – Vận dụng được các quy định của pháp luật để giải quyết các tình huống phát sinh trên thực tế liên quan đến giao dịch dân sự, sở hữu, thừa kế…

            – Phân tích, bình luận, đánh giá được các quy định của pháp luật liên quan đến chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu, tài sản, sở hữu, thừa kế.

            – Có kỹ năng tự cập nhật các văn bản pháp luật mới liên quan đến những nội dung của luật dân sự

            – Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của luật dân sự;

– Vận dụng kiến thức đã học để đàm phán, giao kết hợp đồng dân sự

  1. c) Về thái độ

        – Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tính bình đẳng và tự do ý chí của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự.

            – Có phẩm chất đạo đức tốt, sống và làm việc theo pháp luật, có trách nhiệm công dân;

4.2. Phương pháp đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

            – Kiểm tra giữa học phần: 20%

            – Điểm thường xuyên: (chuyên cần, kiểm tra thường xuyên, bài tập nhóm, thảo luận…): 30%

            – Điểm thi kết thúc học phần: 60%

            – Hình thức thi: thi viết tự luận

            – Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. 5LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2 (Mã học phần: VCC232)

5.1. Mục đích môn học

  1. a) Về kiến thức

– Người học nắm được nội dung cơ bản về hợp đồng dân sự, các loại hợp đồng dân sự thông dụng, nghĩa vụ dân sự.

– Người học hiểu được các vấn đề pháp lý có liên quan đến thực hiện công việc không có ủy quyền, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

– Người học hiểu được các vấn đề có liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất; quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ và quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

  1. b) Về kỹ năng

– Thông qua các quy định pháp lý về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… người học sẽ có khả năng liên hệ với thực tiễn, có thể áp dụng các quy định của Luật Dân sự để giải quyết những tình huống thực tế.

– Nâng cao ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của người học.

– Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn.

            – Có kỹ năng tự cập nhật các văn bản pháp luật mới liên quan đến những nội dung của luật dân sự

            – Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của luật dân sự;

– Vận dụng kiến thức đã học để đàm phán, giao kết hợp đồng dân sự

  1. c) Về thái độ

        – Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tính bình đẳng và tự do ý chí của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự.

            – Có phẩm chất đạo đức tốt, sống và làm việc theo pháp luật, có trách nhiệm công dân;

– Có tinh thần cầu tiến, học tập để nâng cao trình độ.

5.2. Phương pháp đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

            – Kiểm tra giữa học phần: 20%

            – Điểm thường xuyên: (chuyên cần, kiểm tra thường xuyên, bài tập nhóm, thảo luận…): 30%

            – Điểm thi kết thúc học phần: 50%

            – Hình thức thi: thi viết tự luận

            – Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. Soạn thảo Văn bản quản lý kinh tế (Mã môn học: DED321)

6.1. Mục đích môn học

  1. Về kiến thức

– Người học nắm được những vấn đề chung về văn bản như khái niệm văn bản, chức năng của văn bản, các loại văn bản, yêu cầu khi soạn thảo văn bản, vấn đề thể thức văn bản;

– Người học nắm bắt, hiểu được cách thức soạn thảo được một số văn bản hành chính thông dụng như công văn, thông báo, biên bản, báo cáo, tờ trình, đơn từ, quyết định, nghị quyết….;

– Người học hiểu cách thức soạn thảo một số hợp đồng dân sự thông dụng như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng cho vay tiền, hợp đồng tặng cho tài sản…;

– Người học hiểu cách thức soạn thảo một số loại hợp đồng trong kinh doanh thương mại như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

  1. Về kỹ năng

– Kĩ năng nhận diện về văn bản pháp luật và văn bản hành chính và lựa chọn hình thức VBHC phù hợp để ban hành;

– Kỹ năng soạn thảo các văn bản hành chính thông dụng;

– Kỹ năng soạn thảo các loại hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự thông dụng.

  1. Về thái độ

– Sinh viên có nhận thức đúng đắn về vai trò của VBPL và hoạt động xây dựng VBPL trong quản lí nhà nước; vai trò của văn bản hành chính đối với hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp.

6.2. Phương pháp đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

– Kiểm tra giữa học phần: 20%

– Điểm thường xuyên: (chuyên cần, kiểm tra thường xuyên, bài tập nhóm, thảo luận…): 20%

– Điểm thi kết thúc học phần: 60%

– Hình thức thi: thi viết tự luận

– Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. CÔNG PHÁP QUỐC TẾ (Mã môn học: BLD122)

7.1. Mục đích môn học

  1. Về kiến thức

– Nắm được khái niệm, đặc điểm, lịch sử phát triển và nguồn của luật quốc tế;

– Nắm được cơ sở, tính chất và nội dung của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia;

– Trình bày được nội dung và thực tiễn thực hiện các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế;

– Nhận diện được khái niệm, nội dung và phương thức thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư;

– Trình bày được khái niệm, phân loại và quy chế pháp lí của lãnh thổ trong luật quốc tế;

– Trình bày được khái niệm và quy chế pháp lí các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia và các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia;

– Nắm được những vấn đề pháp lí cơ bản về cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế;

– Nắm được những vấn đề pháp lí cơ bản về tổ chức quốc tế;

– Nắm được những vấn đề pháp lí cơ bản về hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm;

– Vận dụng được các nguyên tắc, biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế vào một số tình huống pháp lí cụ thể;

– Nắm được cơ sở xác định và hình thức thực hiện các loại trách nhiệm pháp lí quốc tế.

  1. Về kỹ năng

– Hình thành và phát triển kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích, đánh giá và xây dựng lập luận để giải quyết tình huống cụ thể của luật quốc tế;

– Thành thạo năng lực thu thập, xử lí thông tin, sử dụng phương tiện hiện đại để truy cập thông tin tư liệu điện tử của quốc tế.

  1. Về thái độ

–  Hình thành sự chủ động trong bổ sung, củng cố và nâng cao trình độ nhận thức về các vấn đề quốc tế trong bối cảnh hội nhập;

– Chủ động vận dụng các kiến thức đã học trong phân tích và giải quyết các vấn đề hội nhập của Việt Nam;

– Hình thành tính tự tin, bản lĩnh cho SV

7.2. Phương pháp đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

  • Kiểm tra giữa học phần: 20%
  • Điểm thường xuyên: (chuyên cần, kiểm tra thường xuyên, bài tập nhóm, thảo luận…): 20%
  • Điểm thi kết thúc học phần: 60%
  • Hình thức thi: thi viết tự luận
  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.
  1. LUẬT LAO ĐỘNG (Mã học phần: LL331)

8.1. Mục đích môn học

  1. a) Về kiến thức

            – Hiểu được quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động, nắm được các nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động; xác định được vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa luật lao động và một số ngành luật khác;

            – Nắm được những yếu tố cơ bản của quan hệ pháp luật lao động như đặc điểm, thành phần của quan hệ pháp luật lao động;

– Nắm được khái niệm, đặc điểm, bản chất, vai trò của cơ chế ba bên; hình thức tổ chức và vận hành của cơ chế ba bên và vấn đề cơ chế ba bên ở Việt Nam

            – Hiểu được các vấn đề có liên quan đến vai trò của nhà nước trong lao động; vấn đề quản lý nhà nước về lao động; công đoàn – tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động;

– Nắm được các vấn đề có liên quan đến việc làm và những biện pháp pháp lý nhằm hỗ trợ và giải quyết việc làm; học nghề, các vấn đề có liên quan đến học nghề;

– Hiểu được khái niệm, đặc điểm và các yếu tố của hợp đồng lao động; quá trình xác lập, duy trì và chấm dứt hợp đồng lao động;

– Nắm được các vấn đề có liên quan đến thỏa ước lao động tập thể; chế độ tiền lương; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;

– Hiểu được các vấn đề có liên quan đến tranh chấp lao động và đình công; giải quyết tranh chấp lao động và đình công.

  1. b) Về kỹ năng

            – Vận dụng được các quy định của pháp luật để giải quyết các tình huống phát sinh trên thực tế liên quan đến các vấn đề về lao động, việc làm như hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động…;

– Tư vấn cho các đối tượng là người sử dụng lao động, người lao động, cá nhân và tổ chức khác về các vấn đề thông dụng trong lĩnh vực luật lao động;

            – Phân tích, bình luận, đánh giá được các quy định của pháp luật liên quan đến quan hệ lao động và các quan hệ khác có liên quan;

            – Có kỹ năng tự cập nhật các văn bản pháp luật mới liên quan đến những nội dung của luật dân sự

            – Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của luật dân sự;

– Vận dụng kiến thức đã học để đàm phán, giao kết hợp đồng lao động

Sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu phải biết cách tìm kiếm, vận dụng các kiến thức pháp lí về lĩnh vực luật lao động để thực hiện các công việc chuyên môn tương ứng với yêu cầu đào tạo, bao gồm:

  1. c) Về thái độ

– Chấp hành đúng pháp luật lao động;

8.2. Phương pháp đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

            – Kiểm tra giữa học phần: 20%

            – Điểm thường xuyên: (chuyên cần, kiểm tra thường xuyên, bài tập nhóm, thảo luận…): 20%

            – Điểm thi kết thúc học phần: 60%

            – Hình thức thi: thi viết tự luận

            – Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH(Mã học phần : FIL321)

9.1. Mục đích môn học

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ:

Về kiến thức:

  • Người học nắm được các khái niệm cơ bản của lĩnh vực tài chính công và pháp luật tài chính công như NSNN và pháp luật NSNN; thuế và pháp luật thuế; nhận diện được bản chất, đặc thù của NSNN cũng như bản chất, đặc thù của mỗi loại thuế trong hệ thống thuế quốc gia;
  • Người học nắm được cơ sở khoa học của việc ban hành các quy phạm pháp luật về NSNN và thuế; nội dung pháp lí của các quy định pháp luật về NSNN và pháp luật thuế.

Về kỹ năng:

  • Người học xác định được mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống chính sách công của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường.
  • Đưa ra được quan điểm, đánh giá, bình luận về tính hợp lí và những bất cập của các quy định pháp luật hiện hành về NSNN và thuế.
  • Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn.

Về thái độ:

  • Người học sẽ có thái độ tôn trọng pháp luật.
  • Người học nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến chính sách công, từ đó hình thành cách xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật tài chính.

9.2. Phương pháp đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

            – Kiểm tra giữa học phần: 20%

            – Điểm thường xuyên: (chuyên cần, kiểm tra thường xuyên, bài tập nhóm, thảo luận…): 20%

            – Điểm thi kết thúc học phần: 60%

            – Hình thức thi: thi trắc nghiệm trên giấy

            – Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. LUẬT ĐẦU TƯ (Mã học phần: ILA321)

10.1. Mục đích môn học

*  Về kiến thức

  • Có những hiểu biết toàn diện về hoạt động đầu tư và nắm được những vấn đề pháp lý cơ bản điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh trong nền kinh tế thị trường;
    • Hiểu rõ quy định về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư, đối tượng và phạm vi áp dụng các biện pháp đó;
    • Hiểu rõ cách thức thực hiện quy trình, thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư;
    • Hiểu biết đầy đủ về quy chế pháp lí các khu kinh tế đặc biệt;
    • Hiểu biết các quy định cơ bản về đầu tư trực tiếp theo hợp đồng;
    • Nắm được những nội dung cơ bản của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài;
    • Nắm được nội dung của hoạt động đầu tư kinh doanh vốn nhà nước.

* Kỹ năng

  • Có cái nhìn khách quan và toàn diện về môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam;
  • Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của luật đầu tư;
  • Thành thạo một số kĩ năng tìm, tra cứu và sử dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn đầu tư;
  • Vận dụng kiến thức đã học để có thể tư vấn lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp;
  • Vận dụng kiến thức đã học để có th��� tư vấn quy trình, thủ tục, triển khai hoạt động đầu tư;

      * Thái độ

  • Hình thành nhận thức đúng đắn về vai trò của đầu tư, ưu đãi và hạn chế của nhà nước đối với các hình thức đầu tư, địa bàn, lĩnh vực đầu tư;
  • Hình thành thái độ khách quan đối với lợi ích cần được bảo vệ của các chủ thể có liên quan đến hoạt động đầu tư, bao gồm lợi ích của nhà đầu tư và của Nhà nước.

10.2. Phương pháp đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

            – Kiểm tra giữa học phần: 20%.

– Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm trên giấy

            – Điểm thường xuyên: (chuyên cần, kiểm tra thường xuyên, bài tập nhóm, thảo luận…): 20%

            – Điểm thi kết thúc học phần: 60%

            – Hình thức thi: thi trắc nghiệm trên giấy

            – Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Mã học phần: IPL 321)

11.1. Mục đích môn học

Về kiến thức:

– Người học nắm được lý luận cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ

– Người học nắm bắt, hiểu được các khái niệm pháp lý cơ bản: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyến sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng mới….

– Người học hiểu được các quy định về đăng kí, chuyển giao các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Về kỹ năng:

– Thông qua các quy định về quyền sở hữu trí tuệ  giúp người học tiến hành các quy định về đăng kí và chuyển giao các quyến sở hữu trí tuệ trong quá trình tiến hành  các hoạt động trong kinh doanh

–  Người học xác định được mối quan hệ giữa pháp luật và thực tiễn áp dụng được những kiến thức cơ bản của ngành luật vào thực tiễn

– Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường  tham gia các hoạt động thương mại trong thực tế

–  Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn hoạt động thương mại

 Về thái độ:

–  Đảm bảo cho sinh viên có kiến thức chung nhất về pháp luật sở hữu trí tuệ.

– Nhận thức được vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Có ý thức vận dụng các kiến thức pháp luật đã học vào thực tiễn nhằm bảo vệ các quyền tài sản và các quyền nhân thân của các chủ thể sáng tạo, của chủ sở hữu, người có quyền sử dụng các sản phẩm trí tuệ.

11.2. Phương pháp đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

– Kiểm tra giữa học phần: 20%

– Điểm thường xuyên (thảo luận, kiểm tra thường xuyên,  chuyên cần..):  20%

– Điểm thi kết thúc học phần: 60%

– Hình thức thi: Thi viết tự luận

Điểm học phần: Là điểm trung bình có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thcs học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN