Thông tin môn học BM Khoa học quản lý

 13/07/2016  1259

THÔNG TIN MÔN HỌC

BỘ MÔN: KHOA HỌC QUẢN LÝ

  1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (Mã học phần: SME321)

1.1. Mục đích môn học

  • Về kiến thức:
  • Nhận thức được bản chất của nhà nước, tính tất yếu khách quan và tầm quan trọng của nhà nước đối với xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng.
  • Nhận biết được những công cụ, phương pháp, mục tiêu,chức năng cũng như các quy luật cơ bản trong nền kinh tế.
  • Nhận biết được các loại thông tin, quyết định và các hình thức kiểm tra giám sát của nhà nước đối với hoạt động Quản lý nhà nước về kinh tế.
  • Nhận biết được mối quan hệ của hệ thống kinh tế với môi trường bên ngoài xét theo quan điểm của lý thuyết hệ thống.
  • Thông qua việc tìm hiểu môn học, người học sẽ có những hiểu biết nhất định về các hình thức quản lý vĩ mô của nhà nước, qua đó định hướng các hoạt động trong tương lai để tạo nên sự phù hợp với cơ chế hiện hành.
  • Hình thành nên một tư duy khoa học mới khi xem xét các sự vật, hiện tượng. Nó không tách rời, biệt lập mà luôn có sự tác động qua lại với các sự vật và hiện tượng khác.
    • Về kỹ năng:
  • Nhận biết được sự tồn tại của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng như sự tác động của chúng.
  • Trang bị cho người học những hiểu biết nhất định về môi trường kinh doanh cũng như tác động của nhà nước.
  • Giúp cho người học có thể vận dụng những kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về kinh tế, bao gồm: cải tiến các công cụ , phương pháp, mục tiêu, chức năng , hệ thống thông tin, quyết định cũng như các công cụ kiểm soát nền kinh tế.
  • Vận dụng hiểu biết có thể phân loại được các loại thông tin, quyết định trong đời sống thực tiễn nói chung và quản lý nhà nước nói riêng. Phân biệt được các loại hình văn bản cũng như thẩm quyền ban hành các loại hình đó.
  • Thông qua việc tìm hiểu các quy luật tâm lý xã hội, giúp cho người học sử dụng các tác động về nhu cầu, lợi ích một cách hợp lý, đồng thời sử dụng quy luật về tính khí để bố trí con người trong tổ chức sao cho phù hợp, đúng người đúng việc.
  • Trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết để biết được làm thế nào để giảm thiểu những rủi ro đối với môi trường kinh doanh.
    • Thái độ:
  • Môn học cũng giúp cho người học thấy được để có thể tự lập nghiệp và có ích cho xã hội, họ cần phải có một thái độ đúng đắn trong học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống.
  • Nâng cao tính thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật và tinh thần tập thể. Đó là những phẩm chất cần thiết cho một cử nhân kinh tế hiện nay.
  • Thái độ tôn trọng pháp luật, chấp hành và ủng hộ các chính sách của nhà nước nhằm chung sức xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước.

1.2. Phương pháp đánh giá

 

– Điểm thường xuyên (20%): (a) tính trung bình của các điểm sau:

+ Điểm chuyên cần

+ Điểm kiểm tra định kỳ: 2 bài

+ Điểm bài thảo luận: 4 bài

– Điểm giữa học phần (20%)  (b)

– Điểm cuối kỳ (60%) (c)

– Điểm học phần (d): Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận(a, b) và điểm thi kết thúc (c) học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

– Hình thức thi: viết tự luận

  1. QUẢN TRỊ HỌC (Mã học phần: MAN221)

2.1. Mục đích môn học

* Về kiến thức:

 Nhận thức được bản chất của quản trị, tính tất yếu khách quan và tầm quan trọng của quản trị các tổ chức, đồng thời môn học cũng cho người học thấy được tính chất phức tạp của công việc quản trị, thấy được mối liên hệ tác động to lớn của môi trường và các quy luật khách quan đến các hoạt động của tổ chức cũng như hiệu quả của của quản trị tổ chức. Từ đó mà đặt ra cho người học phải tiếp thu, trang bị cho mình những phương pháp khoa học, quan điểm khoa học trong giải quyết các vấn đề của quản trị tổ chức.

‚ Nắm được những kiến thức cơ bản về  quản trị một tổ chức. Môn học cũng giúp cho người học thấy được nếu là nhà quản trị, họ sẽ phải làm gì và phải làm thế nào để có thể quản trị tổ chức thành công, điều đó có nghĩa là cũng giúp cho người học hình thành nên một tư duy khoa học mới – tư duy về quản trị tổ chức.

* Về kỹ năng:

 Giúp cho người học có thể vận dụng những kiến thức hiểu biết trong việc ra quyết định giải quyết các vấn đề trong thực tiễn quản trị các tổ chức – tức là hình thành nên các kỹ năng ra quyết định.

‚ Giúp cho người học có thể vận dụng những kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức – tức là hình thành nên kỹ năng xây dựng bộ máy quản trị tổ chức.

ƒ Giúp cho người học vận dụng được những kiến thức, hiểu biết trong việc sử dụng các công cụ tác động đến con người khi cùng làm việc trong tập thể, hay làm việc nhóm để có thể hoàn thành được các nhiệm vụ nhất định – tức là bước đầu hình thành các kỹ năng lãnh đạo con người trong quản trị.

„ Giúp cho người học biết cách xử lý các tình huống và biết phải làm thế nào để có thể thực hiện thành công các cuộc giao tiếp và đàm phán.

* Thái độ:

Môn học cũng giúp cho người học thấy được để có thể tự lập nghiệp và có ích cho xã hội, họ cần phải có một thái độ đúng đắn trong học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống. Nâng cao tính thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật và tinh thần tập thể. Đó là những phẩm chất cần thiết cho một cử nhân kinh tế hiện nay.

2.2. Phương pháp đánh giá

– Điểm thường xuyên (20%): (a) tính trung bình của các điểm sau:

+ Điểm chuyên cần

+ Điểm kiểm tra định kỳ: 2 bài

+ Điểm bài thảo luận: 4 bài

– Điểm giữa học phần (20%)  (b)

– Điểm cuối kỳ (60%) (c)

– Điểm học phần (d): Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận(a, b) và điểm thi kết thúc (c) học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

  1. Tâm lý học quản trị kinh doanh (Mã học phần: PBA321)

3.1. Mục đích môn học

– Về kiến thức: Cung cấp cho người học những tri thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về lĩnh vực tâm lý học quản trị kinh doanh

– Về kỹ năng: Người học có khả năng lựa chọn, phân tích, thực thi các vấn đề tâm lý học. Có kỹ năng cơ bản thực hiện nghiên cứu, viết bài luận, kỹ năng làm việc cơ bản ở các môi trường liên quan đến kiến thức đã học và vận dụng những kiến thức tâm lý học vào cuộc sống.

– Về năng lực: Người học có khả năng làm việc ở các lĩnh vực có liên quan đến đời sống tâm lý con người như giảng dạy, nghiên cứu, quản lý, tư vấn, tư pháp, giáo dục, y tế, hoạt động kinh doanh, xã hội…

– Về thái độ: Song song với việc trang bị kiến thức chuyên môn, sinh viên được giáo dục để hình thành những phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị vững vàng, năng lực nghề nghiệp , đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất nhân cách của một người làm việc trong lĩnh vực liên quan đến đời sống tâm lý con người.

3.2. Phương pháp đánh giá

– Điểm thường xuyên (20%): tính trung bình của các điểm sau:

+ Điểm chuyên cần

+ Điểm kiểm tra định kỳ: 2 bài

+ Điểm bài thảo luận: 4 bài

– Điểm giữa học phần (20%)

– Điểm cuối kỳ (60%)

  1. Tâm lý học quản lý kinh tế (Mã học phần: PEM321)

4.1. Mục đích môn học

– Mục tiêu về kiến thức:

+ Nắm được kiến thức cốt lõi của môn học để phân tích, thảo luận và bình luận những vấn đề phức tạp liên quan đến môn học tâm lý học quản lý kinh tế.

+ Nắm được mối liên hệ của môn học tâm lý học quản lý kinh tế với hoạt động quản lý kinh tế để hiểu và tiếp tục học tập.

– Mục tiêu về kỹ năng:

+ Có kỹ năng thực tiễn và nghề nghiệp liên quan đến môn học tâm lý học quản lý kinh tế và có thể phát triển được tri thức môn học trên cơ sở vận dụng kiến thức môn học, ngành học và thực tiễn.

+ Có kỹ năng làm việc với người khác thông qua việc chia sẻ ý tưởng về môn học tâm lý học quản lý kinh tế.

+ Có kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến hoạt động quản  lý kinh tế.

– Mục tiêu về thái độ:

+ Thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan đến môn học tâm lý học quản lý kinh tế.

+ Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên đang giảng dạy môn học.

+ Có ý thức vận dụng nội dung dạy học vào cuộc sống nói chung và cuộc sống nghề nghiệp nói riêng.

4.2. Phương pháp đánh giá

– Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

– Điểm thường xuyên (20%): tính trung bình của các điểm sau:

+ Điểm chuyên cần

+ Điểm kiểm tra định kỳ: 2 bài

+ Điểm bài thảo luận: 4 bài

– Điểm giữa học phần (20%)

– Điểm cuối kỳ (60%)


BÀI VIẾT LIÊN QUAN