Quá trình phát triển, chức năng nhiệm vụ Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục

 07/09/2016  3212

1. Quá trình hình thành và phát triển

Phòng Khảo thí và ĐBCLGD được thành lập theo Quyết định số 733/QĐ-ĐHTN ngày 04/6/2014 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên. Phòng được thành lập trên cơ sở chia tách từ phòng Thanh tra Khảo thí và ĐBCLGD (Phòng Thanh tra Khảo thí và ĐBCLGD được thành lập theo Quyết định số 480/QĐ-TCCB ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Giám đốc ĐHTN).

2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ

Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của phòng Khảo thí và ĐBCLGD thực hiện theo Quyết định số: 192/QĐ-ĐHKT&QTKD-HCTC ngày 20/3/2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh về việc ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị chức năng trực thuộc Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.

2.1. Cơ cấu tổ chức

a. Phòng KT&ĐBCLGD gồm Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và các cán bộ làm công tác KT&ĐBCLGD. Trưởng Phòng, Phó Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

b. Cấp Khoa/Bộ môn gồm các cán bộ, giảng viên kiêm nhiệm công tác KT&ĐBCLGD.

2.2. Chức năng

Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động về khảo thí, công tác đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định của pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên và các quy định khác.

2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn 

1. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên về công tác khảo thí.

2. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác xây dựng kế hoạch chiến lược và đề ra lộ trình cho công tác khảo thí. Đề xuất với Hiệu trưởng những giải pháp, hoạt động cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác khảo thí.

3. Xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch hoạt động khảo thí theo nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên.

4. Tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi quản lý đối với công tác khảo thí.

5. Phối hợp với các đơn vị trong Nhà trường triển khai, giám sát thực hiện các quy định cụ thể về công tác khảo thí đối với tất cả các bậc học, các loại hình đào tạo.

6. Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo các đơn vị trong Nhà trường triển khai công tác xây dựng ngân hàng đề thi/câu hỏi thi (tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp) cho tất cả các bậc học, các loại hình đào tạo; phối hợp với các Khoa/Bộ môn đánh giá độ tin cậy ngân hàng đề thi/câu hỏi thi; lưu trữ, bảo mật ngân hàng đề thi/câu hỏi thi; tổ chức bốc thăm, tổ hợp, sao in đề thi; giám sát công tác tổ chức thi, chấm thi, công bố kết quả thi, phúc khảo bài thi; tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác khảo thí.

7. Tham gia công tác tuyển sinh ở tất cả các bậc học, các loại hình đào tạo theo sự phân công của Hiệu trưởng.

8. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khảo thí. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác khảo thí và công tác khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

9. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục.

10. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng xây dựng chiến lược, kế hoạch, đề án và hệ thống văn bản quản lý trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên.

11. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác đảm bảo chất lượng giáo dục theo nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên; Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc triển khai công tác đảm bảo chất lượng giáo dục theo chiến lược/kế hoạch của Nhà trường.

12. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng tổ chức tự đánh giá cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên; đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục với các tổ chức kiểm định của Việt Nam, khu vực và trên thế giới thuộc danh mục các tổ chức  kiểm định chất lượng giáo dục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

13. Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng tự đánh giá của Nhà trường trong công tác tự đánh giá cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo; hướng dẫn các đơn vị tích lũy tài liệu/minh chứng phục vụ công tác tự đánh giá; hướng dẫn các đơn vị sử dụng các bộ tiêu chuẩn trong kiểm định chất lượng giáo dục; cập nhật cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm; hướng dẫn và phối hợp với các đơn vị số hóa tài liệu/minh chứng phục vụ tự đánh giá cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo.

14. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng chỉ đạo, triển khai thực hiện quy chế ba công khai; quy định công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; công khai các hoạt động khác trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng trên website Nhà trường, trên các phương tiện thông tin khác theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Thái Nguyên.

15. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo chuẩn đầu ra; khảo sát lấy ý các bên liên quan về hoạt động giáo dục đào tạo của Nhà trường; phối hợp với các đơn vị xây dựng chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo; phối hợp với các đơn vị rà soát, điều chỉnh, xây dựng chương trình đào tạo ở tất cả các bậc học, các loại hình đào tạo; tham gia thẩm định điều kiện mở ngành, mở lớp và liên kết đào tạo (trong và ngoài nước) của Nhà trường.

16. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức điều tra, khảo sát cán bộ viên chức, giảng viên, người học các hệ về công tác quản lý, đào tạo của Nhà trường phục vụ công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và công tác quản lý của Nhà trường.

17. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng trong công tác đảm bảo chất lượng; giám sát thực hiện, đánh giá kết quả cải tiến chất lượng giáo dục trong từng tháng, quý, năm; tổ chức tổng kết đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm trong hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục tại các đơn vị; xây dựng văn hóa chất lượng, văn hóa minh chứng trong công tác quản lý tại các đơn vị trong Nhà trường.

18. Tổ chức triển khai và áp dụng các phần mềm quản lý trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng, tự đánh giá và các hoạt động khác.

19. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đảm bảo chất lượng tại các đơn vị trong Nhà trường; thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên.

20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

Chi tiết xem tại Quyết định số 192/QĐ-ĐHKT&QTKD-HCTC ngày 20/3/2019. 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN