Phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước

 29/06/2023  583

Tai nạn thương tích là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh.

Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích như: bỏng nước sôi, bị điện giật, trượt ngã, đuối nước…

I. PHÂN LOẠI TNTT THEO NGUYÊN NHÂN

  1. TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên.

 2. Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khối xộc vào đó là trường hợp bỏng.

3. Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ, hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.

 4. Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.

5. Ngã do đùa nghịch: chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi mấp mô hoặc rơi từ trên cao xuống

   6. Vật sắt nhọn đâm, cắtthường xảy ra ở nơi vui chơi do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau,…va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm, gẫy xương..

7. Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải..

 8. Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc, hoá chất…dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế.

Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, đánh người của nhóm người, cộng đồng  gây tai nạn thương tích có thể tổn thương hoặc nặng là tử vong

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH CỤ THỂ

1. Phòng tránh tai nạn giao thông:

+ Thực tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….

+ Không tụ tập trước cổng trường, không chạy xe hàng hai hàng ba…...

2. Phòng tránh ngộ độc thức ăn:

+ Không ăn hàng rong xung quanh cổng trường.

+ Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi, ăn uống hợp vệ sinh.

+ Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….

+ Không được tự uống thuốc.

+ Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với rác thải

3. Phòng tránh bỏng:

+ Phòng thí nghiệm phải có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện, không chơi đùa quanh khu chế biến, nấu ăn, các thùng vôi, thùng hóa chất, phích nước.

+ Tránh xa nơi dây điện bị đứt.

+ Không để các vật dễ cháy gần ngọn lửa,…

+ Tìm hiểu, tập các kỹ năng thoát nạn khi gặp sự cố cháy nhà

4. Phòng tránh đuối nước:

+ Cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định.

+ Khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn.

+ Không chơi gần ao hồ, sông suối một mình.

+ Khi xảy ra lũ lụt, đi học qua sông suối phải có người có thể đảm bảo an toàn đi cùng.

+ Khi đi đò, thuyền,... phải mặc áo phao bảo hộ

+ Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.

+ Không tụ tập bơi lội, nhảy cầu….

+ Không nên nhảy xuống nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, khi đi bơi nên đi chung với người bơi giỏi, phải mặc áo phao khi bơi và khi đi tàu thuyền, Học bơi phải có người lớn hướng dẫn

6. Phòng tránh điện giật:

Không cắm bất cứ vật gì vào ổ cắm điện vì có thể bị điện giật hoặc gây hỏa hoạn.

+ Khi tự cắm điện/bật công tắc điện cần giữ tay thật khô và đi dép.

+ Không leo lên hàng rào quanh một trạm biến áp điện hay cột điện

+ Không thả diều gần đường dây điện hoặc trạm biến áp vì diều và dây có thể dẫn điện gây điện giật.

+ Nhìn kỹ đường dây điện phía trên trước khi quyết định leo lên một cái cây nào đó vì điện có thể truyền qua nhánh cây khiến bị giật.

+ Không bao giờ đi gần một dây điện bị đứt, nhất là vào lúc trời mưa.

7. Vật sắt nhọn đâm, cắttuyệt đối không mang đến trường, chơi những vật như dùi, dao, kéo, gậy, súng cao su, vật nhọn, que sắt…

8. Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học

+ Giáo dục ý thức cho sinh viên không xô xát, đánh nhau trong trường.

+ Không mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kéo, súng cao su và các vật sắc, nhọn.

9. Cách phòng tránh Động vật cắnOng đốt, Rắn cắn, chó mèo cắn,…

+ Chó, mèo phải được tiêm chủng

+ Không thả chó bừa bãi, khi cho chó ra đường phải có rọ mõm.

+ Phát quang bụi rậm xung quanh nhà.

Trên đây là một số kiến thức về phòng chống TNTT để các bạn sinh viên có thể tự bảo vệ mình và giúp đỡ bạn bè phòng tránh TNTT góp phần tạo nên một ngôi trường lành mạnh, an toàn để học tập, nghiên cứu.

Nguyễn Thị Thu Thảo  - CTHSSV (ST)


BÀI VIẾT LIÊN QUAN