NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

 14/03/2017  1600

Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành bao gồm các chuyên ngành (chương trình):

- Quản trị Kinh doanh Khách sạn và Du lịch 

Vai trò của ngành trong xã hội

Du lịch là thang đo mức sống của xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về du lịch càng tăng cao,dẫn đến nhu cầu về những người phục vụ trong ngành du lịch ngày càng cao.

Việt Nam đang trên đà hội nhập, phát triển hợp tác sâu rộng với nhiều quốc gia trên thế giới. Hạ tầng giao thông được cải thiện giúp việc đi lại giữa các vùng miền trở nên thuận lợi. Thước đo khoảng cách vùng miền giờ đây được đo bằng đơn vị thời gian chứ không bằng đơn vị kilomet như trước đây. Điều này mở ra sức phát triển rất lớn cho ngành du lịch ở nước ta. Khai thác tiềm năng và thế mạnh du lịch của nước ta đòi hỏi có thêm nhiều lao động được đào tạo bài bản, có năng lực quản lý, điều hành và khai thác các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế.

Kinh nghiệm và phương pháp đào tạo

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh có 6 năm kinh nghiệm đào tạo về ngành Du lịch và lữ hành. Đội ngũ giáo viên năng động, có trình độ cao, liên tục đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng thực hành, tiếp cận thực tế doanh nghiệp nhằm trau dồi kinh nghiệm cho sinh viên ngay còn khi đang học tập tại trường.

Sinh viên được tiếp cận với nhiều tài liệu học tập mới, được trải nghiệm thực tiễn thực hành về du lịch lữ hành tại địa bàn. Được tự do chia sẻ, đối thoại với giảng viên về kiến thức và kỹ năng làm việc liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

Đào tạo cử nhân Quản trị Kinh doanh Du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh, kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp du lịch dịch vụ; có khả năng hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chính sách trong doanh nghiệp; quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn có khả năng lập nghiệp và tổ chức hoạt động kinh doanh, hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhu cầu vị trí việc làm trong xã hội

  • Chuyên viên hoặc quản lý trong môi trường du lịch lữ hành, khách sạn nhà hàng và các khu vui chơi giải trí.
  • Làm việc tại các cơ quan quản lí, hoạch định các chính sách phát triển du lịch.
  • Thiết kế các sản phẩm du lịch mới, tạo lập doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hoặc tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.
  • Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và Viện, Trung tâm nghiên cứu về kinh doanh du lịch.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường: Có khả năng hoà nhập và thích ứng cao với công việc, có khả năng tự cập nhật những quy định và kiến thức mới trong lĩnh vực công tác, có khả năng tự học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn theo hướng dẫn, tiếp tục học tập ở các bậc sau đại học trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh hoặc các ngành chuyên sâu trong du lịch như: khách sạn – nhà hàng, kinh doanh lữ hành…


BÀI VIẾT LIÊN QUAN