Chuyên gia Hans-Peter Benedikt - Trưởng Khoa Kinh doanh Bền vững, Trường ĐH Phát triển Bền vững Eberswalde - CHLB Đức đã có nhiều hoạt động bổ ích và thiết thực tại Nhà trường

 11/03/2024  465

Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh với các đối tác quốc tế, Trường Đại học Kinh tế & QTKD tiếp đón và làm việc với chuyên gia GS. Hans Peter Benedikt –Trường Đại học Phát triển Bền vững Eberswald, Đức (Đối tác chiến lược của Nhà trường) trong thời gian từ ngày 12/02/2024– 16/03/2024 để phối hợp thực hiện triển khai các nội dung trong biên bản ghi nhớ hợp tác và hỗ trợ, đồng hành với các hoạt động quốc tế của Nhà trường.

Trong thời gian làm việc, giữa hai trường đã có những buổi thảo luận, trao đổi để thực hiện các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên. Chương trình với mục tiêu tạo cơ hội để cán bộ giảng viên, sinh viên tìm hiểu về nhiều nền văn hóa khác nhau, hiểu biết các vấn đề phát triển bền vững trên toàn cầu và những hành động tại địa phương hướng tới phát triển bền vững; từ đó nuôi dưỡng về ý thức của một công dân toàn cầu. Trong thời gian tới, Nhà trường vinh dự được đón tiếp 04 sinh viên Đức sang học tập, thực tập và trao đổi văn hoá tại trường.

Chương trình làm việc với Khoa Phát triển bền vững và Phòng Quan hệ quốc tế Trường Đại học Phát triển Bền vững Eberswalde - CHLB Đức trong việc triển khai thực hiện chương trình trao đổi cán bộ giảng viên và sinh viên

Nhằm tạo nền tảng trao đổi kết quả nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, giảng dạy kinh tế bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc để từ đó giúp thay đổi tư duy, nhận thức kịp thời hành động hướng tới sự phát triển bền vững, Trường Đại học Kinh tế & QTKD phối hợp với Đại học Phát triển Bền vững Eberswalde (CHLB Đức) tổ chức Hội thảo “The Hopeful Art: Teaching Sustainable Economics and the UN Sustainable Development Goals

Tại Hội thảo, GS Hans Peter Benedikt đã trình bày, chia sẻ kinh nghiệm các ý tưởng, mô hình, chiến lược và thông lệ kinh doanh bền vững trên toàn thế giới; Phát triển bền vững giáo dục đại học và vai trò của các trường đại học trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững; Cách làm hay, mô hình và kinh nghiệm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở các địa phương khó khăn.

Tại Hội thảo cũng nhận được nhiều chia sẻ, thảo luận và đặt ra các câu hỏi từ các cán bộ, giảng viên Nhà trường góp phần vào thành công của Hội thảo. Qua đây, đã tạo cơ hội cho các chuyên gia, giảng viên của hai trường được chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và kiến thức của mình về nội dung “Phát triển kinh tế bền vững”.

Giáo sư Hans-Peter Benedikt đã có buổi chia sẻ đầy bổ ích tại Hội thảo

            Trong thời gian từ ngày 06-07/3/2024, Giáo sư Hans Peter Benedikt cùng với lãnh đạo Nhà trường đã có chương trình khảo sát thực tế các mô hình kinh tế phát triển bền vững tại Công ty TNHH Missaki và Công ty TNHH Nông sản Ba Bể, Khu công nghiệp huyện chợ Mới tỉnh Bắc Kạn để từ đó đưa ra các tư vấn, kinh nghiệm của nền kinh tế phương tây và đề xuất các ý tưởng trong việc phát triển mô hình kinh tế bền vững tại công ty và địa phương.

Giáo sư Hans Peter Benedikt khảo sát thực tế mô hình kinh tế tại Công ty TNHH Missaki

Tháng 12/2017, Công ty TNHH Việt Nam Misaki đã chính thức được cấp giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Thanh Bình tỉnh Bắc Kạn, trên diện tích 14.300m2. Thời gian qua, Công ty đã thu mua và chế biến một số nông sản như: Quả mơ, gừng, rau củ quả... trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, công ty không ngừng mở rộng tiêu thụ các sản phẩm nông sản khác như củ kiệu, măng bát độ, nấm hương, dưa chuột...qua đó góp phần phát triển sản xuất, tạo thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

PGS. TS Đinh Hồng Linh – Phó hiệu trưởng Phụ trách Nhà trường cùng với GS Hans Peter Benedikt đã có chương trình khảo sát thực tế và trao đổi kinh nghiệm tại đây

GS. Hans Peter Benedikt cùng với lãnh đạo Nhà trường cũng đã có buổi khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Nông sản Ba Bể. Tại đây, đoàn khảo sát đã được khảo sát thực tế về việc thu mua, đóng gói, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản; sản xuất nước ép từ rau quả cô đặc, sản xuất rượu từ hoa quả….Trong thời gian tới, Công ty cũng đang đầu tư vào các sản phẩm nông sản theo hướng chế biến sâu, liên kết chuỗi, quy hoạch vùng nguyên liệu phát triển bền vững, từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu, đồng thời tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết hợp tác…

Trên cơ sở thực tiễn tại chương trình khảo sát thực tế các mô hình phát triển kinh tế tại các địa phương. Trong thời gian tới, Trường Đại học Kinh tế & QTKD phối hợp với trường Đại học Phát triển Bền vững Eberswald, Đức xây dựng, nghiên cứu và phát triển các dự án tư vấn các mô hình phát triển kinh tế bền vững cho các địa phương. Tư duy phát triển các mô hình kinh tế mới đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế -  xã hội Việt Nam

Giáo sư Hans Peter Benedikt khảo sát thực tế mô hình kinh tế

 tại Công ty TNHH Nông sản Ba Bể

Trong thời gian làm việc tại trường, Giáo sư Hans-Peter Benedikt đã tham gia giảng dạy về chuyên đề "Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội" cho các bạn sinh viên Trường Đại Học Kinh tế và QTKD. Sự đồng hành, hỗ trợ và tư vấn trong giảng dạy, nghiên cứu của các chuyên gia đến từ các nước phát triển sẽ được Nhà trường luôn quan tâm và đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm tạo môi trường học tập và nghiên cứu chuẩn quốc tế cho sinh viên Nhà trường.

Giáo sư Hans-Peter Benedikt đã tham gia giảng dạy về chuyên đề "Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội" cho các bạn sinh viên của Nhà trường

Ngoài ra, Giáo sư cũng đã có những buổi tham gia các hoạt động về giao lưu văn hoá tại Nhà trường cùng với CBVC và sinh viên Nhà trường để có thể hiểu rõ hơn về văn hoá của Nhà trường nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung.

Vốn có tình yêu và sự quý mến dành cho mảnh đất hình chữ S nói chung và TUEBA nói riêng, GS Giáo sư Hans-Peter Benedikt luôn mong muốn sẽ được đồng hành cùng với các hoạt động của Nhà trường trong thời gian tại đây, để bản thân có thể trao giá trị cho CBGV, sinh viên TUEBA cũng như góp phần vào sự phát triển của Nhà trường, nền giáo dục Việt Nam. Nhà trường cũng luôn tin tưởng rằng, những lần Giáo sư sang làm việc sẽ là bước đệm, là nền tảng để CBGV, sinh viên TUEBA tiến gần hơn với nền giáo dục quốc tế. 

Đưa tin: Nguyễn Thị Anh Đào- Phòng KHCN & HTQT


BÀI VIẾT LIÊN QUAN