Chương trình đào tạo ngành Kế toán tổng hợp Chất lượng cao
07/04/2017CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG CAO
(Ban hành theo Quyết định số Số 806/QĐ-ĐHKT&QTKD-ĐT ngày 27/09/2012 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên)
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế & QTKD
Tên chương trình đào tạo: Cử nhân kế toán tổng hợp chất lượng cao
Ngành đào tạo: Kế toán Mã số: 7340301-CLC
Hình thức đào tạo: Chính quy
1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra
Đào tạo những sinh viên khá, giỏi, tự nguyện, thông qua việc đầu tư điều kiện giảng dạy, học tập đội ngủ giảng viên để tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Kế toán có chất lượng cao đạt chuẩn chất lượng của các đại học hàng đầu tại Việt nam và tiệm cận chuẩn quốc tế (ABET) hay của khu vực (AUN). Sinh viên tốt nghiệp có trình độ quốc tế, có kiến thức tốt về kinh tế, tài chính, hiểu biết sâu về các quy định kế toán, có khả năng phân tích và dự báo kinh tế tài chính phục vụ điều hành và các quyết định trong các tổ chức kinh tế, xã hội trước xu thế hội nhập. Đồng thời có khả năng thích ứng trong môi trường kinh tế đa chiều, luôn luôn biến động.
* Chuẩn đầu ra
Kiến thức
- Vận dụng các kiến thức về lý luận Chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xác lập thái độ chính trị, ý thức công dân và ý thức cộng đồng trong hành vi và các ứng xử hàng ngày. Hình thành được thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản của nhóm ngành kinh tế vào giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo.
- Vận dụng được những kiến thức cơ sở của khối ngành và của ngành làm nền tảng để nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu của ngành kế toán
- Hiểu và vận dụng được những kiến thức về luật, chuẩn mực và chế độ kế toán của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, kế toán và thống kê…để có thể giải quyết tình huống cụ thể trong công tác kế toán
- Có khả năng hoạch định chính sách kế toán
- Có kỹ năng tổ chức và thực hành công tác kế toán trong các loại hình DN
- Có kỹ năng phân tích tài chính DN
- Có kiến thức cơ bản về quản trị DN Tương tự
- Có khả năng tự nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu thực tiễn công tác
Kỹ năng
Kỹ năng tin học và ngoại ngữ
- Sử dụng thành thạo máy tính, tin học cơ bản và tin học văn phòng, có chứng chỉ tin học
quốc tế IC3 hoặc tương đương;
- Sử dụng tiếng Anh thành thạo trong giao tiếp và chuyên môn kế toán
- Có ch���ng chỉ quốc tế TOEIC 550 hoặc tương đương;
- Sử dụng tốt các phần mềm kế toán; Có khả năng nghiên cứu để sử dụng các phần mềm quản lý khác.
Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng lập luận, tư duy hệ thống và giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức công tác kế toán trong các loại hình doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Có kỹ năng lập, kê khai, quyết toán thuế trong cácloại hình doanh nghiệphành chính sự nghiệp;
- Có kỹ năng lập và phân tích dự toán, kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, phân tích tài
chính và phân tích kinh doanh;
- Kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán
Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng giao tiếp tốt
- Có khả năng linh hoạt thích ứng trong các hoàn cảnh mới, làm việc có kế hoạch, suy
nghĩ và làm việc độc lập sáng tạo; luôn tập trung cho kết quả công việc;
- Có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả: kỹ năng tổ chức phối hợp với các thành viên trong
nhóm, kỹ năng lắng nghe, thu nhận; kỹ năng thuyết trình giảng giải, kỹ năng tổng hợp ý kiến, kỹ năng phản biện và bảo vệ quan điểm.
Phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đạo đức cá nhân
Có những phẩm chất cá nhân như phẩm chất đạo đức tốt, hiểu biết, sống và làm việc theo pháp luật, có trách nhiệm công dân; có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật lao động; tự tin, can đảm, trung thành, công nhận thành quả của người khác và có tinh thần cầu tiến, tinh thần học tập không ngừng để nâng cao trình độ.
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như: trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy, tỉ mỉ, nguyên tắc, hành vi chuyên nghiệp và có kỹ năng tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường công tác.
Phẩm chất đạo đức xã hội
Có các phẩm chất đạo đức xã hội như: có ý thức cộng đồng; có tinh thần hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp; tham gia công tác xã hội, đoàn thể. Có thái độ khiêm tốn, cầu thị
2. Thời gian đào tạo: 4 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 135 tín chỉ
4. Điều kiện tốt nghiệp: Hoàn thành chương trình học và có đủ điều kiện về ngoại ngữ và tin học theo quy định của nhà trường.
5. Thang điểm
6. Cấu trúc chương trình
- Kiến thức giáo dục đại cương: 44 tín chỉ
- Kiến thức cơ sở của khối ngành: 6 tín chỉ
- Kiến thức cơ sở của ngành: 23 tín chỉ
- Kiến thức ngành chính: 22 tín chỉ
- Khối kiến thức chuyên ngành: 26
- Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp: 12 tín chỉ
7. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)
TT |
Mã HP |
Học phần |
Số TC |
Số tiết |
Ngôn ngữ |
Chia theo năm học - học kỳ |
|||||||||||||||||||||||
LT |
TH |
Năm 1 |
Năm 2 |
Năm 3 |
Năm 4 |
||||||||||||||||||||||||
HK1 |
HK2 |
HK3 |
HK4 |
HK5 |
HK6 |
HK7 |
HK8 |
||||||||||||||||||||||
I. |
PHẦN KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG |
44 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
1 |
MPL 121 |
Những NL CB của CN Mác-Lênin 1 |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
2 |
MLP 131 |
Những NL CB của CN Mác-Lênin 2 |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Việt |
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
3 |
HCM121 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
4 |
VCP131 |
Đường lối cách mạng Việt Nam |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Việt |
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|||||||||||||||
5 |
LAW121 |
Pháp luật đại cương |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
6 |
GSO121 |
Xã hội học đại cương |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
7 |
ENG131 |
Tiếng Anh 1 |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
8 |
ENG132 |
Tiếng Anh 2 |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
9 |
ENG133 |
Tiếng Anh 3 |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
10 |
ENG134 |
Tiếng Anh 4 |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
11 |
ENG135 |
Tiếng Anh 5 |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Anh |
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
12 |
ENG136 |
Tiếng Anh 6 |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
13 |
ENG137 |
Tiếng Anh 7 |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
14 |
MAT141 |
Toán cao cấp |
4 |
48 |
24 |
Tiếng Việt |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
15 |
PST131 |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Việt |
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
16 |
GIF131 |
Tin học đại cương |
3 |
15 |
60 |
Tiếng Việt |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
17 |
PHE001 |
Giáo dục thể chất 1 |
30t |
|
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
18 |
PHE002 |
Giáo dục thể chất 2 |
30tiết |
|
|
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
19 |
PHE003 |
Giáo dục thể chất 3 |
30tiết |
|
|
|
|
|
x |
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
20 |
|
Giáo dục quốc phòng |
165 tiết |
|
|
|
|
|
x |
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
II |
KHỐI KIẾN THỨC GD CHUYÊN NGHIỆP |
91 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
II.1 |
KIẾN THỨC CƠ SỞ KHỐI NGÀNH |
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
1 |
MIE231 |
Kinh tế vi mô 1 |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
2 |
MAE231 |
Kinh tế vĩ mô 1 |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|||||||||||||||
II.2 |
KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
23 |
|
36 |
18 |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
1 |
GEM231 |
Marketing căn bản |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|||||||||||||||
2 |
ACT231 |
Nguyên lý kế toán |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
3 |
ECO231 |
Kinh tế lượng |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|||||||||||||||
4 |
PSE231 |
Nguyên lý thống kê kinh tế |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|||||||||||||||
5 |
FAM321 |
Tài chính - Tiền tệ 1 |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Anh |
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|||||||||||||||
6 |
ELA231 |
Luật kinh tế |
3 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
7 |
LAS221 |
Luật và chuẩn mực kế toán |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Anh |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|||||||||||||||
9 |
MAE221 |
Toán kinh tế |
2 |
36 |
18 |
Tiếng Việt |
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
10 |
SRM321 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
|
|
Tiếng Việt |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|||||||||||||||
II.3 |
KIẾN THỨC CƠ SỞ CỦA NGÀNH CHÍNH |
22 |
|
36 |
18 |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
1 |
INT321 |
Thương mại quốc tế |
2 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|||||||||||||||
2 |
FIA331 |
Kế toán tài chính 1 |
3 |
24 |
12 |
Tiếng Anh |
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|||||||||||||||
3 |
MAA331 |
Kế toán quản trị |
3 |
24 |
12 |
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|||||||||||||||
4 |
BAU321 |
Kiểm toán căn bản |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Anh |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|||||||||||||||
5 |
FIA322 |
Kế toán tài chính 2 |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|||||||||||||||
6 |
AOR321 |
Tổ chức công tác kế toán |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|||||||||||||||
7 |
IAC321 |
Kế toán quốc tế |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|||||||||||||||
8 |
TAA321 |
Kế toán thuế |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|||||||||||||||
9 |
MAN221 |
Quản trị học |
2 |
|
|
Tiếng Anh |
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
10 |
SMK321 |
Thị trường chứng khoán |
2 |
|
|
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|||||||||||||||
II.4 |
Kiến thức chuyên ngành |
26 |
|
24 |
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
II.4.1 |
Phần bắt buộc |
22 |
|
24 |
12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
1 |
PAS321 |
Lập và phân tích báo cáo tài chính |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|||||||||||||||
2 |
FIA323 |
Kế toán tài chính 3 |
2 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|||||||||||||||
3 |
BAA321 |
Kế toán ngân hang |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|||||||||||||||
4 |
INA321 |
Kiểm toán nội bộ |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|||||||||||||||
5 |
BAN331 |
Phân tích HĐ kinh doanh |
3 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|||||||||||||||
6 |
APO321 |
Kế toán HC sự nghiệp |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|||||||||||||||
7 |
BCA321 |
Kế toán xây dựng cơ bản |
2 |
36 |
18 |
Tiếng Việt |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|||||||||||||||
8 |
CBA331 |
Kế toán máy |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Việt |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|||||||||||||||
9 |
AIS321 |
Hệ thống thông tin kế toán |
2 |
|
|
Tiếng Việt |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|||||||||||||||
10 |
FMA321 |
Quản trị tài chính |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|||||||||||||||
II.4.2 |
Phần Tự chọn |
4 |
|
24 |
12 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
||||||||||||||||
1 |
ACF321 |
Kế toán công ty |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
2 |
BUD321 |
Kiểm toán ngân sách |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
3 |
BAC331 |
Kế toán ngân sách |
3 |
24 |
12 |
Tiếng Việt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
4 |
BAT331 |
Nghiệp vụ Ngân hàng |
2 |
24 |
12 |
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
5 |
IBA331 |
Quản trị doanh nghiệp |
3 |
36 |
18 |
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
6 |
IEC321 |
Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương |
2 |
|
|
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
7 |
INT321 |
Thanh toán Quốc tế |
2 |
|
|
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
II.5 |
Đề án môn học |
2 |
|
|
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
||||||||||||||||
III. |
Thực tập tốt nghiệp
|
4 |
|
|
Tiếng Việt |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
||||||||||||||||
IV |
Khoá luận tốt nghiệp
|
6 |
|
|
Tiếng Anh |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
||||||||||||||||
|
Tổng kiến thức chuyên ngành |
61 |
|
|
|
0 |
0 |
2 |
3 |
11 |
17 |
17 |
10 |
||||||||||||||||
|
Tổng toàn khóa |
133 |
|
|
|
17 |
18 |
19 |
17 |
18 |
17 |
17 |
10 |
II. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
I. PHẦN KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
1. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
-Số tín chỉ: 05
-Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
-Phân bổ thời gian:
-Nghe giảng: 70%
-Thảo luận: 30%
-Giảng viên phụ trách:
-ThS.Nguyễn Thanh Hà
-ThS. Ngô Thị Tân Hương
Giới thiệu chương trình
1. Điều kiện tiên quyết:
Bố trí học năm thứ nhất trình độ đào tạo đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là môn học đầu tiên của chương trình các môn Lý luận chính trị trong trường đại học, cao đẳng.
2. Mục tiêu của học phần:
Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm giúp cho sinh viên:
- Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng;
- Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên;
- Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.
3. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Ngoài chương mở đầu nhằm giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mác-Lênin và một số vấn đề chung của môn học. Căn cứ vào mục tiêu môn học, nội dung chương trình môn học được cấu trúc thành 3 phần, 9 chương: Phần thứ nhất có 3 chương bao quát những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; phần thứ hai có 3 chương trình bày ba nội dung trọng tâm thuộc học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; phần thứ ba có 3 chương, trong đó có 2 chương khái quát những nội dung cơ bản thuộc lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và 1 chương khái quát chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng.
4. Nhiệm vụ của sinh viên
- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng
- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.
- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.
5. Tài liệu học tập:
- Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình các môn học Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007; các tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình Lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo, tổ chức biên soạn.
6. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá: Theo quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hiện hành.
2. TƯ TƯỚNG HỒ CHÍ MINH
-Số tín chỉ: 02
-Trình độ: Dùng cho sinh viên không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
-Phân bổ thời gian:
- Nghe giảng: 70%
- Thảo luận: 30%
-Giảng viên phụ trách:
-ThS.Nguyễn Thanh Hà
-ThS.Lê Thị Thu Huyền
Giới thiệu chương trình
1.Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học xong môn học Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
2.Mục tiêu của học phần:
- Cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hoá, Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Cùng với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin tạo lập những hiểu biết về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và của cách mạng nước ta.
- Góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới.
3.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 7 chương: chương 1, trình bày về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh theo mục tiêu môn học.
4.Nhiệm vụ của sinh viên:
-Phải nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng. Chuẩn bị thảo luận và đọc, sưu tầm các tư liệu có liên quan đến nội dung của chương.
-Dành thời gian cho việc nghiên cứu trước bài giảng dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
-Tham dự các buổi thảo luận, các buổi lên lớp theo quy định.
5.Tài liệu học tập:
- Chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo biên soạn.
- Sách tham khảo: các tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh của Ban Tuyên giáo TW.
- Hồ Chí Minh: toàn tập, tuyển tập, đĩa CDROM Hồ Chí Minh toàn tập.
- Các Nghị quyết, Văn kiện của Đảng.
6.Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá:Theo quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hiện hành.
3. ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-Số tín chỉ: 03
-Trình độ:Dùng cho sinh viên trình độ đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Phân bổ thời gian:
- Nghe giảng: 70%
- Thảo luận: 30%
-Giảng viên phụ trách:
- Th.s. Ngô Thị Tân Hương
- Th.s. Nguyễn Thị Nội
Giới thiệu chương trình
1.Điều kiện tiên quyết:Sinh viên phải học xong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
2.Mục tiêu của học phần:
- Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác. Xây dựng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
- Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích c��c trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
3.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 8 chương:
Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); chương IV: Đường lối công nghiệp hoá; chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; chương VII: Đường lối xây dựng văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội; chương VIII: Đường lối đối ngoại.
Nội dung chủ yếu của môn học là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ thống về đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới.
4.Nhiệm vụ của sinh viên:
- Phải nghiên cứu trước giáo trình, đọc các tài liệu có liên quan đến môn học theo sự hướng dẫn của giảng viên; chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng.
- Tham dự các buổi thảo luận, các buổi lên lớp theo quy định.
5.Tài liệu học tập:
- Chương trình môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản.
- Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các Văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam
6.Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá: Theo quy chế hiện hành về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.
4. PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
-Số tín chỉ: 02
-Trình độ: Sinh viên năm thứ 1
-Phân bổ thời gian:
-Lý thuyết: 24 GTC
-Thảo luận, làm việc nhóm: 6 GTC
-Tự học, nghiên cứu: 48 GTC
-Kiểm tra, đánh giá:2 GTC
-Giảng viên phụ trách:
-ThS.Nguyễn Phương Thúy
-ThS.Trần Lương Đức
Giới thiệu chương trình
1. Điều kiện tiên quyết: Bố trí học năm thứ nhất trình,là môn học đầu tiên của chương trình các môn cơ sở.
2. Mục tiêu của học phần:
Nhằm trang bị các lý luận cơ bản về nguồn gốc ra đời, khái niệm, bản chất, đặc trưng, các kiểu và các hình thức nhà nước và pháp lụât; Nắm bắt, hiểu được các khái niệm pháp lý cơ bản: Quan hệ pháp luật; Quy phạm pháp luật; Thực hiện pháp luật; Vi phạm pháp luật; Pháp chế; Hiểu được các yếu tố cấu thành nên Hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm và một số nội dung cơ bản của một số ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.
3.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Môn học Pháp luật đại cương là môn thuộc khối kiến thức đại cương, cung cấp những kiến thức lý luận về nhà nước, pháp luật và một số ngành luật cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam trước khi người học tiếp cận với những vấn đề khác thuộc chuyên ngành đào tạo, được thiết kế gồm 2 nội dung: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật; Một số ngành luật cơ bản trong Hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Cụ thể, môn học cung cấp những kiến thức liên quan đến: Nguồn gốc ra đời của nhà nước, pháp luật; khái niệm, đặc trưng, vai trò, chức năng của nhà nước và pháp luật; Các các khái niệm pháp lý cơ bản: Quan hệ pháp luật; Quy phạm pháp luật; Thực hiện pháp luật; Vi phạm pháp luật; Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về nhà nước và pháp luật, môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về một số ngành luật quan trọng trong Hệ thống pháp luật Việt Nam.
4.Nhiệm vụ của sinh viên:
-Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng
- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;
- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.
5.Tài liệu học tập:
1. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết của Quốc hội ngày 25/12/2001)
1. �� Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2005
2. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999
3. Luật tổ chức chính phủ năm 2001
4. Luật tổ chức ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân năm 2003
5. Luật Tổ chức Toà án nhân dân và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2003
6. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002
7. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành
8. Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi; bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2000 và 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành
9. Ph.Ăngghen; Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước; NXB Sự thật, Hà Nội, 1980
10. Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh; Giáo trình Pháp luật đại cương.
11. Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật. Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội 2003
12. Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam. Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội 2003
13. Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 1 và tập 2). Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội 2006
14. Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội 2005
15. Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam. Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội 2005
16. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội; Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. Năm 2002
17. Các văn bản pháp luật và tạp chí chuyên ngành pháp luật có liên quan
6. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá: Theo quy chế hiện hành về đào tạo trỡnh độ đại học, cao đẳng.
5. XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
-Số tín chỉ: 02
-Trình độ: Sinh viên năm thứ 1
-Phân bổ thời gian:
-Lý thuyết: 24 GTC
-Thảo luận, làm việc nhóm: 6 GTC
-Tự học, nghiên cứu: 48 GTC
-Kiểm tra: 2 GTC
-Giảng viên phụ trách:
-ThS.Nguyễn Thanh Hà
-ThS. Ngô Thị Tân Hương
Giới thiệu chương trình
1. Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin
2. Mục tiêu của học phần: Học xong môn này sinh viên cần nắm được những nội dung chủ yếu của môn học thông qua việc nắm vững những kiến thức đại cương về xã hội học, nắm được những kỹ năng cơ bản về các phương pháp thu thập và xử lí thông tin.Cụ thể:
- Sinh viên sẽ hiểu được một cách sơ lược về sự ra đời và vai trò của của môn xã hội học
- Sinh viên sẽ hiểu được đối tượng và một số phương pháp nghiên cứu cơ bản trong xã hội học.
- Sinh viên sẽ nắm được các phạm trù và khái niệm cơ bản của môn xã hội học
- Sinh viên sẽ hiểu được tầm quan trọng của một số thiết chế xã hội cơ bản
3. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về xã hội học, bao gốm: đối tượng, chức năng, quá trình hình thành và phát triển của xã hội học, các khái niệm, phạm trù và nguyên lý cơ bản xã hội học, các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học, một số lý thuyết và phương pháp xã hội học. Trên cơ sở của các khái niệm cơ bản, sinh viên có thể hiểu được mối quan hệ giữa các cá nhân, cộng đồng và xã hội. Các mối quan hệ xã hội thể hiện ở các cấp độ xã hội khác nhau và phản ánh những đặc trưng xã hội về các mặt hoạt động cơ bản của đời sống xã hội như: kinh tế ,chính trị văn hóa và xã hội. Xã hội như một tổng thể có cấu trúc xác định và có thể phân tích theo các tiếp cận cấu trúc, chức năng hay hành động xã hội. Sau khi học xong môn xã hội học đại cương, sinh viên có thể hiểu được một cách khái quát về vị trí vai trò của các cá nhân, các nhóm xã hội, các thiết chế, các tổ chức xã hội, các tầng lớp và các giai cấp xã hội trong một xã hội tổng thể. Trên cơ sở những tri thức đó, giáo dục cho sinh viên đạo đức nghề nghiệp xã hội học trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
-Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng
- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên;
- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.
5. Tài liệu học tập:
1. Tony Bilton,Kenvin Bonnett và các tác giả khác, Nhập môn xã hội học. 1993. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội.
2. John J.Macionis. Xã hội học, 1987, NXB Thống kê.
3. G. Endrweit và G.Trommsdorff, Từ điển Xã hội học , 2001, NXB Thế giới.
4. Gunter Endruweit. Các lí thuyết xã hội học. 1999, NXB Thế giới, Hà nội.
5. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, 2001, NXB ĐHQGHN
6. Hernann Korte (Nguyễn Liên Hương biên dịch). Nhập môn lịch sử xã hội học. 1997, NXB Thế giới, Hà Nội .
7. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, 2002, NXB ĐHQGHN
8. Osipôv G.V. Những cơ sở nghiên cứu xã hội học.(1988), NXB Tiến bộ. Matxcơva .
9. Pierre Ansart (Huyền Giang biên dịch). Các trào lưu xã hội học hiện nay, (2001), Tạp chí xưa và nay. NXB Thành phố Hồ Chí Minh .
6. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá:Theo quy chế hiện hành về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.
6. HỌC PHẦN: ANH VĂN 1
1. Tên môn học: Tiếng Anh 1
2. Số đơn vị học trình: 03
3. Mục tiêu môn học
3.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo môn tiếng Anh 2 trang bị đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ Nghe - Nói trình độ sơ cấp (sử dụng chuẩn CEF ở trình độ A2) đáp ứng nhu cầu rèn luyện tiếng Anh giúp sinh viên có thể độc lập sử dụng tiếng Anh trong học tập và công việc. Học xong học phần này, sinh viên có được:
² Kiến thức ngôn ngữ
- Ngữ âm: phát âm được các từ thông dụng cơ bản
- Từ vựng: có đủ vốn từ để thực hiện những giao dịch hàng ngày với các tình huống và chủ đề quen thuộc.
- Ngữ pháp: sử dụng thành thạo cấu trúc ngữ pháp cơ bản về cách diễn đạt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày: thông tin cá nhân, gia đình, sở thích; hỏi đáp với những thông tin đơn giản, sử dụng các cấu trúc câu trong đó có các cụm từ cố định, các cách diễn đạt theo công thức
² Kỹ năng ngôn ngữ
- Kỹ năng Nói: Hội thoại trực tiếp được bằng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Tự giới thiệu bản thân trong cuộc nói chuyện và trao đổi thông tin về đời sống cá nhân.Thoả thuận hoặc đàm phán đơn giản trong các cuộc nói chuyện thường nhật. Có thể thuyết trình được bằng tiếng Anh về một số chủ đề thường nhật.
- Kỹ năng Nghe hiểu: nghe và hiểu được những thông tin quan trọng nhất trong các cuộc đàm thoại thường nhật cũng như những thông báo đơn giản từ đối thoại.
² Thái độ
- Hình thành được thái độ tích cực và nhận thức được vị trí, vai trò của ngoại ngữ trong cuộc sống nói chung để có động cơ và động lực học tập nghiêm túc.
- Hình thành được ý thức tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.
3.2. Mục tiêu khác
- Hiểu được một lượng kiến thức trong cuộc sống hằng ngày, hiểu biết về văn hoá đất nước học về các quốc gia trên thế giới, làm cơ sở cho các hoạt động giao tiếp quốc tế bằng tiếng Anh.
- Rèn luyện được các kỹ năng tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh, tư duy phê phán, tư duy phân tích và tổng hợp.
- Có trình độ tiếng Anh cơ bản A2 CEF làm cơ sở cho việc học tiếng Anh ở cấp độ tiếp theo.
4. Phân bố thời gian giảng dạy trong học kỳ
- Tổng số tiết học trên lớp: 54 tiết
- Số tiết học lý thuyết trên lớp: 36 tiết
- Số tiết thực hành và bài tập: 18 tiết
5. Chính sách đối với môn học
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của môn học theo kế hoạch ghi trong đề cương môn học.
- Hoàn thành bài tập được giao trước khi tới lớp, chuẩn bị các nội dung thảo luận, chuẩn bị đầy đủ tư liệu học tập (giáo trình, vở ghi).
- Khoá học yêu cầu sinh viên phải hoàn thành 01 bài thi giữa học phần và 01 bài thi kết thúc học phần. Bài thi giữa học phần và bài thi kết thúc học phần do bộ môn Ngoại ngữ biên soạn theo hình thức bài thi KET (theo khung đánh giá năng lực Châu Âu). Cấu trúc bài thi gồm 2 phần: Đọc và Viết
- Đi học đầy đủ, nghỉ học bị trừ điểm chuyên cần. Điểm đánh giá chuyên cần được tính như sau:
§ Tham gia học tập ≥ 80 % thời lượng môn học: 5 – 10 điểm
§ Tham gia học tập < 80 % thời lượng môn học: không được xét điều kiện dự thi
- Điểm bài tập và thái độ tham gia học tập được tính dựa trên căn cứ hoàn thành các bài tập về nhà theo yêu cầu của giảng viên.
6. Kiểm tra và đánh giá
- Bài tập về nhà + thái độ tham gia học tập: 20%
- Thi giữa học phần (01 bài): 30%
- Thi kết thúc học phần: 50%
- Hình thức thi giữa học phần: Bài thi tổng hợp các kỹ năng Nghe, Nói
- Hình thức thi kết thúc học phần: Bài thi tổng hợp các kỹ năng.
7. HỌC PHẦN: ANH VĂN 2
1. Tên môn học: Tiếng Anh 2
2. Số đơn vị học trình: 03
3. Mục tiêu môn học
3.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo môn tiếng Anh 1 trang bị đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ Đọc - Viết trình độ sơ cấp (sử dụng chuẩn CEF ở trình độ A2) đáp ứng nhu cầu rèn luyện tiếng Anh giúp sinh viên có thể độc lập sử dụng tiếng Anh trong học tập và công việc. Học xong học phần này, sinh viên có được:
o Kiến thức ngôn ngữ
- Từ vựng: có đủ vốn từ để thực hiện những giao dịch hàng ngày với các tình huống và chủ đề quen thuộc.
- Ngữ pháp: sử dụng thành thạo cấu trúc ngữ pháp cơ bản về cách diễn đạt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày: thông tin cá nhân, gia đình, sở thích; hỏi đáp với những thông tin đơn giản, sử dụng các cấu trúc câu trong đó có các cụm từ cố định, các cách diễn đạt theo công thức.
o Kỹ năng ngôn ngữ
ü Kỹ năng Đọc:
- Đọc và nắm bắt được những thông tin quan trọng nhất từ những bài báo ngắn, các thông báo thông thường, các bảng chỉ dẫn ở nơi công cộng.
- Người học có thể nắm bắt được thông tin một cách dễ dàng từ các bài đọc, từ đó xây dựng những kỹ năng cần thiết trong quá trình đọc.
- Các kỹ năng đọc như đoán từ qua ngữ cảnh, nhận biết ý chính, sắp xếp ý chính…được phát triển một cách có hệ thống dựa trên các bài tập liên quan, phù hợp với từng chủ đề thân quen với người học.
- Người học có thể phát huy tính chủ động, tích cực, tư duy sáng tạo dựa trên các bài luyện kỹ năng khác nhau.
ü Kỹ năng Viết:
- Viết được các biểu mẫu với thông tin cá nhân, emails, viết thư chúc mừng, cảm ơn. Các bài tập luyện tập kỹ năng giúp cho người học có được tư duy lôgic, từ đó đưa ra các ý tưởng và có thể viết được theo từng chủ đề, chủ điểm quen thuộc.
- Thông qua quá trình luyện tập kỹ năng viết, người học có thể dựa trên ngữ cảnh để diễn đạt ý tưởng của mình một cach dễ dàng.
o Thái độ
- Hình thành được thái độ tích cực và nhận thức được vị trí, vai trò của ngoại ngữ trong cuộc sống nói chung để có động cơ và động lực học tập nghiêm túc.
- Hình thành được ý thức tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.
3.2. Mục tiêu khác
- Hiểu được một lượng kiến thức trong cuộc sống hằng ngày, hiểu biết về văn hoá đất nước học về các quốc gia trên thế giới, làm cơ sở cho các hoạt động giao tiếp quốc tế bằng tiếng Anh.
- Rèn luyện được các kỹ năng tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh, tư duy phê phán, tư duy phân tích và tổng hợp.
- Có trình độ tiếng Anh cơ bản A2 CEF làm cơ sở cho việc học tiếng Anh ở cấp độ tiếp theo.
4. Phân bố thời gian giảng dạy trong học kỳ
- Tổng số tiết học trên lớp: 54 tiết
- Số tiết học lý thuyết trên lớp: 36 tiết
- Số tiết thực hành và bài tập: 18 tiết
6. Chính sách đối với môn học
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của môn học theo kế hoạch ghi trong đề cương môn học.
- Hoàn thành bài tập được giao trước khi tới lớp, chuẩn bị các nội dung thảo luận, chuẩn bị đầy đủ tư liệu học tập (giáo trình, vở ghi).
- Khoá học yêu cầu sinh viên phải hoàn thành 01 bài thi giữa học phần và 01 bài thi kết thúc học phần. Bài thi giữa học phần và bài thi kết thúc học phần do bộ môn Ngoại ngữ biên soạn theo hình thức bài thi KET (theo khung đánh giá năng lực Châu Âu). Cấu trúc bài thi gồm 2 phần: Đọc và Viết
- Đi học đầy đủ, nghỉ học bị trừ điểm chuyên cần. Điểm đánh giá chuyên cần được tính như sau:
Tham gia học tập ≥ 80 % thời lượng môn học: 5 – 10 điểm
Tham gia học tập < 80 % thời lượng môn học: không được xét điều kiện dự thi
- Điểm bài tập và thái độ tham gia học tập được tính dựa trên căn cứ hoàn thành các bài tập về nhà theo yêu cầu của giảng viên.
6. Kiểm tra và đánh giá
- Bài tập về nhà + thái độ tham gia học tập: 20%
- Thi giữa học phần (01 bài): 30%
- Thi kết thúc học phần: 50%
- Hình thức thi giữa học phần: Bài thi tổng hợp các kỹ năng Đọc, Viết
- Hình thức thi kết thúc học phần: Bài thi tổng hợp các kỹ năng.
8. HỌC PHẦN: ANH VĂN 3
1. Tên môn học: Tiếng Anh 3
2. Số đơn vị học trình: 03
3. Mục tiêu môn học
3.1. Mục tiêu chung
² Về kiến thức
- Nắm được những kiến thức ngôn ngữ cơ bản về phạm trù từ vựng, ngữ pháp liên quan đến các chủ đề giao tiếp được giới thiệu trong các bài học.
- Hiểu được các quy tắc ngôn ngữ, văn phạm trong giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh ở trình độ trung cấp (B1 theo khung trình độ Châu Âu).
- Tích luỹ được một lượng từ vựng tiếng Anh khoảng 1500 – 2000 từ thường gặp trong giao tiếp thông thường và giao tiếp thương mại ở trình độ trung cấp.
² Về kỹ năng
ü Kỹ năng nói
- Hội thoại trực tiếp được bằng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp thông thường hoặc một vài tình huống giao tiếp thương mại cơ bản như: đưa ra lời khuyên, lời gợi ý.
- Sử dụng tương đối linh hoạt những mẫu câu thường gặp trong các tình huống giao tiếp được giới thiệu trong chương trình.
- Có khả năng biểu đạt suy nghĩ, mong muốn, ý kiến của bản thân một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong những tình huống giao tiếp quen thuộc.
- Nắm được một số nguyên tắc cơ bản về trọng âm của các từ thường gặp.
- Hiểu được tác dụng của ngữ âm, ngữ điệu trong văn phong nói và bước đầu biết cách áp dụng ngữ âm, ngữ điệu trong hội thoại.
ü Kỹ năng nghe
- Nghe hiểu được các giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh trực tiếp hoặc qua các thiết bị thu phát.
- Hiểu được các phát ngôn với tốc độ vừa phải. Biết cách tập trung vào những từ quan trọng, từ chứa đựng thông tin trong hội thoại.
- Có kiến thức cơ bản về ngữ âm và ngữ điệu, bước đầu hiểu được hàm ý của người nói thông qua ngữ điệu.
² Về thái độ:
- Hình thành được thái độ tích cực cho người học để duy trì động cơ và động lực học tập nghiêm túc.
- Hình thành được ý thức và con đường tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.
3.2. Mục tiêu khác:
- Có một lượng kiến thức cơ bản về cuộc sống, hiểu biết về văn hoá đất nước học của một số quốc gia trên thế giới, làm cơ sở cho các hoạt động giao tiếp quốc tế bằng tiếng Anh.
- Rèn luyện được các kỹ năng tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh, tư duy phê phán, tư duy phân tích và tổng hợp.
1. Phân bố thời gian giảng dạy trong học kỳ
- Tổng số tiết học trên lớp: 54 tiết
- Số tiết học lý thuyết trên lớp: 36 tiết
- Số tiết thực hành và bài tập: 18 tiết
2. Chính sách đối với môn học
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của môn học theo kế hoạch ghi trong đề cương môn học.
- Hoàn thành bài tập được giao trước khi tới lớp, chuẩn bị các nội dung thảo luận, chuẩn bị đầy đủ tư liệu học tập (giáo trình, vở ghi).
- Khoá học yêu cầu sinh viên phải hoàn thành 01 bài thi giữa học phần và 01 bài thi kết thúc học phần. Bài thi giữa học phần và bài thi kết thúc học phần do bộ môn Ngoại ngữ biên soạn theo hình thức bài thi PET (theo khung đánh giá năng lực Châu Âu). Cấu trúc bài thi gồm 2 phần: Nghe hiểu và Nói.
- Đi học đầy đủ, nghỉ học bị trừ điểm chuyên cần. Điểm đánh giá chuyên cần được tính như sau:
§ Tham gia học tập ≥ 80 % thời lượng môn học: 5 – 10 điểm
§ Tham gia học tập < 80 % thời lượng môn học: không được xét điều kiện dự thi
- Điểm bài tập và thái độ tham gia học tập được tính dựa trên căn cứ hoàn thành các bài tập về nhà theo yêu cầu của giảng viên.
3. Kiểm tra và đánh giá
- Bài tập về nhà + thái độ tham gia học tập: 20%
- Thi giữa học phần (01 bài): 30%
- Thi kết thúc học phần: 50%
- Hình thức thi giữa học phần: Bài thi tổng hợp các kỹ năng Nghe, Nói
- Hình thức thi kết thúc học phần: Bài thi tổng hợp các kỹ năng.
9. HỌC PHẦN: ANH VĂN 4
1. Tên môn học: Tiếng Anh 4
2. Số đơn vị học trình: 03
3. Mục tiêu môn học
3.1. Mục tiêu chung
² Về kiến thức
- Nắm được những kiến thức ngôn ngữ cơ bản về phạm trù từ vựng, ngữ pháp liên quan đến các chủ đề giao tiếp được giới thiệu trong các bài học.
- Hiểu được các quy tắc ngôn ngữ, văn phạm trong giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh ở trình độ trung cấp (B1 theo khung trình độ Châu Âu).
- Tích luỹ được một lượng từ vựng tiếng Anh khoảng 1500 – 2000 từ thường gặp trong giao tiếp thông thường và giao tiếp thương mại ở trình độ trung cấp.
² Về kỹ năng
ü Kỹ năng đọc
- Đọc được những bài báo, báo cáo, thư tín thương mại, các văn bản với độ khó ở mức trung bình.
- Có khả năng đoán từ vựng thông qua ngữ cảnh, bước đầu suy luận được ý của người nói thông qua diễn ngôn.
- Có khả năng sử dụng phối hợp các kỹ năng cơ bản như đọc lướt, tìm ý chính... trong khi đọc hiểu.
ü Kỹ năng viết
- Có kiến thức cơ bản về bố cục của một đoạn văn hoàn chỉnh trong tiếng Anh.
- Biết cách lựa chọn văn phong phù hợp (trang trọng hay thân mật) đối với một số thể loại viết quen thuộc.
- Có khả năng sử dụng từ vựng đã học vào bài viết một cách tương đối linh hoạt và chính xác.
- Viết được những đoạn viết, những văn bản có độ dài tương đối. Có khả năng vận dụng những phương tiện liên kết quen thuộc để liên kết các ý trong bài viết.
² Về thái độ
- Hình thành được thái độ tích cực cho người học để duy trì động cơ và động lực học tập nghiêm túc.
- Hình thành được ý thức và con đường tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.
3.2. Mục tiêu khác
- Có một lượng kiến thức cơ bản về cuộc sống, hiểu biết về văn hoá đất nước học của một số quốc gia trên thế giới, làm cơ sở cho các hoạt động giao tiếp quốc tế bằng tiếng Anh.
- Rèn luyện được các kỹ năng tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh, tư duy phê phán, tư duy phân tích và tổng hợp.
4. Phân bố thời gian giảng dạy trong học kỳ
- Tổng số tiết học trên lớp: 54 tiết
- Số tiết học lý thuyết trên lớp: 36 tiết
- Số tiết thực hành và bài tập: 18 tiết
5. Chính sách đối với môn học
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của môn học theo kế hoạch ghi trong đề cương môn học.
- Hoàn thành bài tập được giao trước khi tới lớp, chuẩn bị các nội dung thảo luận, chuẩn bị đầy đủ tư liệu học tập (giáo trình, vở ghi).
- Khoá học yêu cầu sinh viên phải hoàn thành 01 bài thi giữa học phần và 01 bài thi kết thúc học phần. Bài thi giữa học phần và bài thi kết thúc học phần do bộ môn Ngoại ngữ biên soạn theo hình thức bài thi PET (theo khung đánh giá năng lực Châu Âu). Cấu trúc bài thi gồm 2 phần: Nghe hiểu và Nói.
- Đi học đầy đủ, nghỉ học bị trừ điểm chuyên cần. Điểm đánh giá chuyên cần được tính như sau:
§ Tham gia học tập ≥ 80 % thời lượng môn học: 5 – 10 điểm
§ Tham gia học tập < 80 % thời lượng môn học: không được xét điều kiện dự thi
- Điểm bài tập và thái độ tham gia học tập được tính dựa trên căn cứ hoàn thành các bài tập về nhà theo yêu cầu của giảng viên.
6. Kiểm tra và đánh giá
- Bài tập về nhà + thái độ tham gia học tập: 20%
- Thi giữa học phần (01 bài): 30%
- Thi kết thúc học phần: 50%
- Hình thức thi giữa học phần: Bài thi tổng hợp các kỹ năng Đọc, Viết
- Hình thức thi kết thúc học phần: Bài thi tổng hợp các kỹ năng.
10. HỌC PHẦN: ANH VĂN 5
1. Tên môn học: Tiếng Anh 5
2. Số đơn vị học trình: 03
3. Mục tiêu môn học
3.1. Mục tiêu chung
3.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo môn tiếng Anh 3 trang bị kỹ năng ngôn ngữ Nghe - Nói trình độ trung cấp (sử dụng chuẩn CEF ở trình độ B1) đáp ứng nhu cầu rèn luyện tiếng Anh giúp sinh viên có thể độc lập sử dụng tiếng Anh trong học tập và công việc. Học xong học phần này, sinh viên có được:
· Về kiến thức
- Hiểu cách sử dụng và ghi nhớ được một số lượng lớn từ vựng tiếng Anh về các chủ đề đang được cập nhật trong cuộc sống hàng ngày như: công việc lý tưởng, các kỹ năng xã hội, đặc điểm các nền văn hóa trên thế giới, phương tiện truyền thông, mua sắm, du lịch và bảo vệ sức khỏe.
- Hiểu được cách sử dụng các cấu trúc ngôn từ và những nội dung giao tiếp bằng tiếng Anh về những vấn đề thường gặp tại nơi làm việc và ngoài cộng đồng xã hội.
- Mở rộng vốn kiến thức nền liên quan đến các vấn đề của đời sống kinh tế, xã hội; trình bày các nội dung thông tin bằng tiếng Anh ở cấp độ trung cấp.
· Về kỹ năng
Học xong học phần này, người học có thể:
ü K�� năng Nghe:
- Nghe hiểu được các tập hợp chỉ dẫn hoặc hướng dẫn ngắn, hiểu các câu hỏi trực tiếp về kinh nghiệm bản thân hoặc các chủ đề quen thuộc; nghe hiểu, đoán trước được các lời nhắn đơn giản trên điện thoại.
- Nghe hiểu các ý chính và xác định được các từ ngữ mấu chốt và những chi tiết quan trọng trong các diễn ngôn nói có độ khó trung bình như các đoạn hội thoại trực diện, các chương trình phát thanh.
ü Kỹ năng Nói:
- Tham gia vào các cuộc trao đổi, hội thoại về những chủ đề quen thuộc mà bản thân quan tâm hoặc công việc thường nhật một cách khá tự tin.
- Cung cấp thông tin, trình bày ý kiến tương đối chi tiết hoặc có thể miêu tả, báo cáo và kể lại một sự kiện hay một tình huống.
- Sử dụng đa dạng các cấu trúc đơn giản và một số cấu trúc phức tạp vừa phải, vận dụng được hệ thống từ vựng thường dùng hàng ngày, ngữ đoạn và thành ngữ quen thuộc trong các tình huống cụ thể.
- Hiểu được các nguyên tắc cơ bản về trọng âm và biết cách áp dụng ngữ âm, ngữ điệu trong những đoạn hội thoại đơn giản.
· Về thái độ
- Hình thành được thái độ tích cực và nhận thức được vị trí, vai trò của ngoại ngữ trong cuộc sống nói chung để có động cơ và động lực học tập nghiêm túc.
- Hình thành được ý thức tự học, tự nghiên cứu, trau dồi, tự tạo nên các tình huống giao tiếp dưới hình thức hoạt động nhằm hoàn thiện và phát triển kỹ năng.
3.2. Mục tiêu khác
- Hiểu được một lượng kiến thức trong cuộc sống hằng ngày, hiểu biết về văn hoá, đất nước học, về các quốc gia trên thế giới, làm cơ sở cho các hoạt động giao tiếp quốc tế bằng tiếng Anh.
- Rèn luyện được các kỹ năng tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh, tư duy phê phán, tư duy phân tích và tổng hợp.
4. Phân bố thời gian giảng dạy trong học kỳ
- Tổng số tiết học trên lớp: 54 tiết
- Số tiết học lý thuyết trên lớp: 36 tiết
- Số tiết thực hành và bài tập: 18 tiết
5. Chính sách đối với môn học
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của môn học theo kế hoạch ghi trong đề cương môn học.
- Hoàn thành bài tập được giao trước khi tới lớp, chuẩn bị các nội dung thảo luận, chuẩn bị đầy đủ tư liệu học tập (giáo trình, vở ghi).
- Khoá học yêu cầu sinh viên phải hoàn thành 01 bài thi giữa học phần và 01 bài thi kết thúc học phần. Bài thi giữa học phần và bài thi kết thúc học phần do bộ môn Ngoại ngữ biên soạn theo hình thức bài thi PET (theo khung đánh giá năng lực Châu Âu). Cấu trúc bài thi gồm 2 phần: Nghe hiểu và Nói.
- Đi học đầy đủ, nghỉ học bị trừ điểm chuyên cần. Điểm đánh giá chuyên cần được tính như sau:
§ Tham gia học tập ≥ 80 % thời lượng môn học: 5 – 10 điểm
§ Tham gia học tập < 80 % thời lượng môn học: không được xét điều kiện dự thi
- Điểm bài tập và thái độ tham gia học tập được tính dựa trên căn cứ hoàn thành các bài tập về nhà theo yêu cầu của giảng viên.
7. Kiểm tra và đánh giá
- Bài tập về nhà + thái độ tham gia học tập: 20%
- Thi giữa học phần (01 bài): 30%
- Thi kết thúc học phần: 50%
- Hình thức thi giữa học phần: Bài thi tổng hợp các kỹ năng Nghe, Nói
- Hình thức thi kết thúc học phần: Bài thi tổng hợp các kỹ năng.
11. HỌC PHẦN: ANH VĂN 6
1. Tên môn học: Tiếng Anh 6
2. Số đơn vị học trình: 03
3. Mục tiêu môn học
3.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo môn tiếng Anh 6 trang cho sinh viên kỹ năng ngôn ngữ Đọc - Viết trình độ trung cấp (sử dụng chuẩn CEF ở trình độ B1) đáp ứng nhu cầu rèn luyện tiếng Anh giúp sinh viên có thể độc lập sử dụng tiếng Anh trong học tập và công việc. Học xong học phần này, sinh viên có được:
· Về kiến thức
- Hiểu cách sử dụng và ghi nhớ được một số lượng lớn từ vựng tiếng Anh về các chủ đề đang được cập nhật trong cuộc sống hàng ngày như: công việc lý tưởng, các kỹ năng xã hội, đặc điểm các nền văn hóa trên thế giới, phương tiện truyền thông, mua sắm, du lịch và bảo vệ sức khỏe.
- Hiểu được cách sử dụng các cấu trúc ngôn từ và những nội dung giao tiếp bằng tiếng Anh về những vấn đề thường gặp tại nơi làm việc và ngoài cộng đồng xã hội.
- Mở rộng vốn kiến thức nền liên quan đến các vấn đề của đời sống kinh tế, xã hội; trình bày các nội dung thông tin bằng tiếng Anh ở cấp độ trung cấp.
· Về kỹ năng
Học xong học phần này, người học có thể:
ü Kỹ năng Đọc:
- Biết cách đọc và nắm ý chính, hiểu các từ chủ yếu và chi tiết quan trọng trong một bài văn xuôi đơn giản (ba đến năm đoạn) hoặc bài đọc không theo hình thức văn xuôi trong ngữ cảnh sử dụng ngôn ngữ có yêu cầu khá cao.
- Biết cách đọc để tìm ra các chi tiết cụ thể trong các bài đọc dạng văn xuôi, bảng, biểu và lịch trình dùng cho mục đích phân tích, so sánh.
- Biết cách khai thác thông tin về các chủ điểm quen thuộc từ các bài đọc có bố cục rõ ràng, gần gũi với kiến thức nền và trải nghiệm bản thân.
ü Kỹ năng Viết:
- Có thể viết lại các thông tin đơn giản, nghe được hoặc nhìn thấy; có thể ghi chép khi nghe các bài trình bày ngắn hoặc từ các tài liệu tham khảo.
- Có thể ghi chép thông tin từ bảng, biểu dưới dạng một đoạn văn mạch lạc.
- Có thể viết các bức thư và bài viết dài một hoặc hai đoạn, điền mẫu khai xin việc với các nhận xét ngắn về kinh nghiệm, khả năng, ưu điểm hoặc báo cáo ngắn.
· Về thái độ
- Hình thành được thái độ tích cực và nhận thức được vị trí, vai trò của ngoại ngữ trong cuộc sống nói chung để có động cơ và động lực học tập nghiêm túc.
- Hình thành được ý thức tự học, tự nghiên cứu, trau dồi, tự tạo nên các tình huống giao tiếp dưới hình thức hoạt động nhằm hoàn thiện và phát triển kỹ năng.
3.2. Mục tiêu khác
- Hiểu được một lượng kiến thức trong cuộc sống hằng ngày, hiểu biết về văn hoá, đất nước học, về các quốc gia trên thế giới, làm cơ sở cho các hoạt động giao tiếp quốc tế bằng tiếng Anh.
- Rèn luyện được các kỹ năng tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh, tư duy phê phán, tư duy phân tích và tổng hợp.
7. Phân bố thời gian giảng dạy trong học kỳ
- Tổng số tiết học trên lớp: 54 tiết
- Số tiết học lý thuyết trên lớp: 36 tiết
- Số tiết thực hành và bài tập: 18 tiết
8. Chính sách đối với môn học
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của môn học theo kế hoạch ghi trong đề cương môn học.
- Hoàn thành bài tập được giao trước khi tới lớp, chuẩn bị các nội dung thảo luận, chuẩn bị đầy đủ tư liệu học tập (giáo trình, vở ghi).
- Khoá học yêu cầu sinh viên phải hoàn thành 01 bài thi giữa học phần và 01 bài thi kết thúc học phần. Bài thi giữa học phần và bài thi kết thúc học phần do bộ môn Ngoại ngữ biên soạn theo hình thức bài thi PET (theo khung đánh giá năng lực Châu Âu). Cấu trúc bài thi gồm 2 phần: Đọc và Viết
- Đi học đầy đủ, nghỉ học bị trừ điểm chuyên cần. Điểm đánh giá chuyên cần được tính như sau:
§ Tham gia học tập ≥ 80 % thời lượng môn học: 5 – 10 điểm
§ Tham gia học tập < 80 % thời lượng môn học: không được xét điều kiện dự thi
- Điểm bài tập và thái độ tham gia học tập được tính dựa trên căn cứ hoàn thành các bài tập về nhà theo yêu cầu của giảng viên.
9. Kiểm tra và đánh giá
- Bài tập về nhà + thái độ tham gia học tập: 20%
- Thi giữa học phần (01 bài): 30%
- Thi kết thúc học phần: 50%
- Hình thức thi giữa học phần: Bài thi tổng hợp các kỹ năng Đọc, Viết
- Hình thức thi kết thúc học phần: Bài thi tổng hợp các kỹ năng.
12. TOÁN CAO CẤP
-Số tín chỉ: 04
-Trình độ: Sinh viên năm thứ 1
-Phân bổ thời gian:
-Lý thuyết: 48 GTC
-Làm việc nhóm, bài tập: 10 GTC
-Tự học, nghiên cứu: 96 GTC
-Kiểm tra: 2 GTC
-Giảng viên phụ trách:
-ThS.Nguyễn Thị Thu Hường
-ThS.Ngô Thị Kim Quy
Giới thiệu chương trình
1.Điều kiện tiên quyết: Không
2.Mục tiêu của học phần:
-Trang bị các kiến thức tối thiểu về Đại số tuyến tính và Giải tích toán học, làm công cụ để phân tích các mối quan hệ trong kinh tế và quản lý
- Bước đầu gợi mở và hình thành kỹ năng sử dụng toán học trong phân tích kinh tế
- Rèn luyện tư duy logic và tư duy hệ thống
3.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Cung cấp kiến thức về đại cương về tập hợp, quan hệ logic suy luận. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Đại số tuyến tính và Giải tích toán học thực sự cần thiết cho việc tiếp cận với các mô hình phân tích quá trình ra quyết định trong kinh tế và quản lý: không gian véctơ số học n chiều: Ma trận và định thức; Hệ phương trình tuyến tính; Dạng toàn phương; Hàm số và giới hạn; Phép toán vi phân đối với hàm số một biến số; Hàm nhiều biến và hàm ẩn; Các bài toán cực trị; Phép toán tích phân; Phương trình vi phân; Phương trình sai phân.
4.Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự các giờ giảng lý thuyết và hướng dẫn bài tập
- Tự đọc theo hướng dẫn của giảng viên
- Làm các bài tập
5.Tài liệu học tập:
-Giáo trình Toán cao cấp cho các nhà kinh tế - Lê Đình Thuý -Trường Đại học Kinh Tế Quốc dân
Phần I: Đại số tuyến tính;
Phần II: Giải tích toán học.
6.Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá: Theo quy chế hiện hành về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.
13. LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ
-Số tín chỉ: 03
-Trình độ:
-Phân bổ thời gian:
-Lý thuyết: 36 GTC
-Thảo luận, làm việc nhóm: 9 GTC
-Tự học, nghiên cứu: 72 GTC
-Kiểm tra: 2 GTC
-Giảng viên phụ trách:
-TS. Nguyễn Văn Minh
- Th.s Nguyễn Quỳnh Hoa
Giới thiệu chương trình
1. Điều kiện tiên quyết: Đã học qua các môn: Toán cao cấp, Tin học đại cương, Kinh tế chính trị, Kinh tế vi mô 1, Kinh tế vĩ mô 1.
2. Mục tiêu của học phần:
Qua môn học này sinh viên được tăng cường thêm không chỉ kiến thức toán học mà còn củng cố thêm cả phép tư duy biện chứng trong nghiên cứu kinh tế:
- Thấy được mối quan hệ trong cặp phạm trù “ngẫu nhiên và tất nhiên”
- Hiểu được rằng cái ngẫu nhiên cũng có quy luật và Lý thuyết xác suất là bộ phận nghiên cứu tính quy luật đó.
- Vận dụng thành thạo các phương pháp thông dụng của Thống kê toán (phương pháp mẫu, phương pháp ước lượng, phương pháp kiểm định giả thuyết) nghiên cứu, phân tích sự tác động và mối quan hệ giữa các biến số kinh tế.
3. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Môn học có hai phần tương đối độc lập về cấu trúc nhưng gắn rất chặt về nội dung:
- Phần lý thuyết xác suất nghiên cứu tính quy luật của các hiện tượng ngẫu nhiên
- Phần thống kê toán trình bày: Cơ sở lý thuyết về điều tra chọn mẫu – một phương pháp được dùng khá phổ biến trong điều tra, khảo sát các dữ liệu kinh tế và điều tra xã hội học; Các phương pháp ước lượng và kiểm định giả thuyết thống kê trong nghiên cứu các vấn đề thực tế nói chung và các vấn đề kinh tế nói riêng.
4. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự các buổi giảng theo quy chế quy định
- Tự đọc những nội dung của môn học (có trong giáo trình) theo yêu cầu của giáo viên
- Làm các bài tập theo chỉ dẫn của giáo viên
- Thực hành các phần mềm xử lý số liệu thống kê (nếu có điều kiện).
5.Tài liệu học tập:
- Giáo trình “Lý thuyết xác suất và thống kê toán”. TS. Nguyễn Cao Văn, TS. Trần Thái Ninh, NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2002.
- Bài tập “Lý thuyết xác suất và thống kê toán”. TS. Nguyễn Cao Văn, TS. Trần Thái Ninh, TS. Nguyễn Thế Hệ, NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2002
6.Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá:Theo quy chế hiện hành về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.
14. TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
- Số tín chỉ: 03
- Trình độ: Sinh viên năm thứ 1
- Phân bổ thời gian:
- Lý thuyết: 50%
- Thực hành tại phòng máy tính, bài tập, kiểm tra: 50%
- Giảng viên phụ trách:
-Th.s. Nguyễn Lan Hương
-Th.s. Đoàn Mạnh Hồng
Giới thiệu chương trình
1. Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp.
2. Mục tiêu của học phần:
Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và toàn diện về tin học cùng những kỹ năng cơ bản về khai thác các phần mềm ứng dụng trên máy tính điện tử và mạng Internet. Sau khi hoàn thành học phần sinh viên sẽ có đủ những kiến thức cần thiết để tiếp tục học môn Tin học ứng dụng và các môn nghiệp vụ có ứng dụng tin học.
3. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần “Tin học đại cương” gồm 4 đơn vị học trình sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về Tin học; hệ điều hành WINDOWS; mạng máy tính; hiểu biết về virut máy tính và cách phòng ngừa/diệt khi cần; hướng dẫn sinh viên học cách tư duy lập trình để giải quyêt một bài toán, một vấn đề nhờ vận dụng một ngôn ngữ lập trình (minh họa bằng NNLT Pascal); biết cách khai thác, sử dụng hệ soạn thảo văn bản Ms-Word, bảng tính điện tử Ms-Excel.
4. Nhiệm vụ của sinh viên:Sinh viên phải có mặt trên lớp cũng như các buổi thực hành; làm bài tập đầy đủ và làm bài kiểm tra định kỳ.
5. Tài liệu học tập:
- Giáo trình “Tin học đại cương” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Giáo trình “Tin học đại cương” của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá:Theo quy chế hiện hành về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.
II. PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
II.1 Kiến thức cơ sở khối ngành
15. MICROECONOMICS (1)
Course title: MICROECONOMICS (1)
Number of Credits: 03
Lecturer: Bui Nu Hoang Anh
Nguyen Thi Lan Anh
1. COURSE DESCRIPTION
Chapter 1: The word economy comes from the Greek word for “one who manages a household.” At first, this origin might seem peculiar. But, in fact, households and economies have much in common.
A household faces many decisions. It must decide which members of the household do which tasks and what each member gets in return: Who cooks din- ner? Who does the laundry? Who gets the extra dessert at dinner? Who gets to choose what TV show to watch? In short, the household must allocate its scarce re- sources among its various members, taking into account each member ’s abilities, efforts, and desires.
Like a household, a society faces many decisions. A society must decide what jobs will be done and who will do them. It needs some people to grow food, other people to make clothing, and still others to design computer software. Once society has allocated people (as well as land, buildings, and machines) to various jobs it must also allocate the output of goods and services that they produce. It must decide who will eat caviar and who will eat potatoes.
The management of society’s resources is important because resources are scarce. Scarcity means that society has limited resources and therefore cannot pro- duce all the goods and services people wish to have. Just as a household cannot give every member everything he or she wants, a society cannot give every indi- vidual the highest standard of living to which he or she might aspire.
Economics is the study of how society manages its scarce resources. In most societies, resources are allocated not by a single central planner but through the combined actions of millions of households and firms. Economists therefore study how people make decisions: how much they work, what they buy, how much they save, and how they invest their savings. Economists also study how people inter- act with one another. For instance, they examine how the multitude of buyers and sellers of a good together determine the price at which the good is sold and the quantity that is sold. Finally, economists analyze forces and trends that affect the economy as a whole, including the growth in average income, the fraction of the population that cannot find work, and the rate at which prices are rising.Although the study of economics has many facets, the field is unified by several central ideas. Economic principles are introduced here to give you an overview of what economics is all about. You can think of this chapter as a “preview of coming attractions.”
In this chapter, student will
- Learn that economics is about the allocation of scarce resources;
- Examine some of the tradeoffs that people face;
- Learn the meaning of opportunity cost ;
- See how to use marginal reasoning when making decisions;
- Discuss how incentives affect people’s behavior;
- Consider why trade among people or nations can be good for everyone;
- Discuss why markets are a good, but not perfect, way to allocate resources;
- Learn what determines some trends in the overall economy.
Chapter 2: This chapter introduces the theory of supply and demand. It considers how buyers and sellers behave and how they interact with one another. It shows how supply and demand determine prices in a market economy and how prices, in turn, allocate the economy’s scarce resources.This chapter also offers our first look at policy. Here we analyze various types of government policy using only the tools of supply and demand. As you will see, the analysis yields some surprising insights. Policies often have effects that their architects did not intend or anticipate.
In this chapter, student will
- Learn the nature of a competitive market;
- Examine what determines the demand for a good in a competitive market;
- Examine what determines the supply of a good in a competitive market;
- See how supply and demand together set the price of a good and the quantity sold;
- Consider the key role of prices in allocating scarce resources in market economies.
Chapter 3: The previous chapter introduced supply and demand. In any competitive market, such as the market for wheat, the upward-sloping supply curve represents the behavior of sellers, and the downward-sloping demand curve represents the behavior of buyers. The price of the good adjusts to bring the quantity supplied and quantity demanded of the good into balance. To apply this basic analysis to understand the impact of the agronomists’ discovery, we must first develop one more tool: the concept of elasticity. Elasticity, a measure of how much buyers and sellers respond to changes in market conditions, allows us to analyze supply and demand with greater precision.
In this chapter, student will
- Learn the meaning of the elasticity of demand;
- Examine what determines the elasticity of demand;
- Learn the meaning of the elasticity of supply;
- Examine what determines the elasticity of supply;
- Apply the concept of elasticity in three very different markets;
Chapter 4: In this chapter we take up the topic of welfare economics, the study of how the allocation of resources affects economic well-being. We begin by examining the benefits that buyers and sellers receive from taking part in a market. We then examine how society can make these benefits as large as possible. This analysis leads to a profound conclusion: The equilibrium of supply and demand in a market maximizes the total benefits received by buyers and sellers.
In this chapter, student will
- Examine the link between buyers’willingness to pay for a ood and the demand curve;
- Learn how to define and measure consumer surplus;
- Examine the link between sellers’costs of producing a good and the supply curve;
- Learn how to define and measureproducer surplus;
- See that the equilibrium of supply and demand maximizes total surplus in a market.
Chapter 5: In this chapter and the ones that follow, we examine firm behavior in more detail. This topic will give you a better understanding of what decisions lie behind the supply curve in a market. In addition, it will introduce you to a part of economics called industrial organization—the study of how firms’ decisions regarding prices and quantities depend on the market conditions they face. The town in which you live, for instance, may have several pizzerias but only one cable television company. How does this difference in the number of firms affect the prices in these markets and the efficiency of the market outcomes? The field of industrial organization addresses exactly this question.
In this chapter, student will
- Examine what items are included in a firm’s costs of production;
- Analyze the link between a firm’s production process and its total costs;
- Learn the meaning of average total cost and marginal cost and how they are related;
- Consider the shape of a typical firm’s cost curves;
- Examine the relationship between short-run and long-run costs.
Chapter 6: In this chapter we examine the behavior of competitive firms, such as your local gas station. You may recall that a market is competitive if each buyer and seller is small compared to the size of the market and, therefore, has little ability to influence market prices. By contrast, if a firm can influence the market price of the good it sells, it is said to have market power.
Our analysis of competitive firms in this chapter will shed light on the decisions that lie behind the supply curve in a competitive market. Not surprisingly, we will find that a market supply curve is tightly linked to firms’ costs of production. But among a firm’s various costs—fixed, variable, average, and marginal—which ones are most relevant for its decision about the quantity to supply? We will see that all these measures of cost play important and interrelated roles.
In this chapter, student will
- Learn what characteristics make a market competitive;
- Examine how competitive firms decide how much output to produce;
- Examine how competitive firms decide when to shut down production temporarily;
- Examine how competitive firms decide whether to exit or enter a market;
- See how firm behavior determines a market’s short- run and long-run supply curves.
OBJECTIVES
Upon completion, students will be able to apply microeconomic concepts, principles, and tools in understanding nature of economic issues reported on mass media; and conducting analysis and assessment of public policies
16. MACRO ECONOMICS 1
Course Name: Macro economics
Year: 2rd
Lecturer information: Bui Nu Hoang Anh
Nguyen Thi Lan Anh
1. Course description:
Macroeconomics II is a study of the economy as a whole, including the description and measurement of macroeconomic variables such as total domestic product, prices and inflation, employment and unemployment, total consumption, investment, government spending and taxes, supply and demand of money, interest rates, deficit / surplus, the balance of payments and exchange rate ... the construction of the model simple fact will help us explain the relationship between these variables. In addition, Macroeconomics II also will study the state of the economy in the long term, and ultimately economic research in the short term, and how to analys government policy.
2. Objectives:
Macroeconomics II is designed to provide basic knowledge, skills assessment and analysis capabilities of macroeconomic events in the advanced level, contributing to improve the understanding of students for the development and implementation of macroeconomic policies in developing countries. Macroeconomics will equip students with the knowledge to analyze issues related subjects in other applications later.
17. BASIC MARKETING
Course Name: Basic Marketing
Number of credits: 03
Year: 3rd
Lecturer information
A.Prof. Ph.D Nguyen Thi Gam
Ph.D Pham Cong Toan
1. Prerequisite: Microeconomics I, Macroeconomics I
2. Course objectives:
This course helps students acquire the basic knowledge of marketing and marketing behavior which helps the students know of flexible application of this knowledge in the business after graduation. In addition to providing the basic knowledge of marketing and marketing in business behavior, then this course is to equip students with the knowledge of the market, consumer psychology, products, competition, ... and forging students have the logic to other subjects.
3. Course description:
The course consists of two parts, first part is general marketing issues related to the business market of business is collecting information from the market, to study the characteristics and factors affecting market business enterprises, the second part is the marketing mix represents four synchronized policies that companies can use to ghiep impact on their target market is, products, prices, distribution, promotion mix case.
4. Regulations of the course
Must pre-study curriculum, preparing opinions asked, proposed as a lecture
- To collect and study of documents related to the content of each section, individual chapters, sections or topics under the guidance of faculty members;
- Attend all the teaching hours of lecturers and discussion sessions held under the direction and control of the teacher under the regulation.
5. Learning Resources
- Sách, giáo trình chính: Marketing căn bản (Phillip Kotler , dịch: TS Phan Thăng - NXB Thống Kê)
- Sách tham khảo: Marketing (Trần Minh Đạo - ĐH KTQD)
- Khác: Tạp chí marketing
6. Method and type of evaluation
6.1. Regular evaluation:
- Check attendance
- Proof of of seminar participation, work-group (reports, learning contracts, etc.)
6.2. Periodic evaluation
Methods |
Percentage |
|
Attending class + discussing |
10% |
|
Regular individual exam |
10% |
|
Mid-term exam (group assignment) |
20% |
|
Final exam |
60% |
18. PRINCIPLE OF ACCOUNTING
Course Name: Principle of Accounting
Number of credits: 03
Year: 3rd
Lecturer information
Ph.D Tran Dinh Tuan
PhD. Bui Thi Minh Hang
Msc. Nguyen Van Huy
Msc. Hoang Ha
Msc. Dam Phuong Lan
Msc. Dang Thi Diu
1. Prerequisite: Microeconomics I, Macroeconomics I
2. Course objectives:
This first course in accounting is designed to meet the basic needs for the accounting education of accountancy, management accounting, and the business administration students. This will expose the student to the nature, functions, scope and limitation of the accounting discipline affecting a service concern, merchandising and manufacturing enterprises organized as a sole proprietorship. It will provide the student with the knowledge of how accounting records, techniques, and methodology are utilized to sort, classify and present useful and meaningful accounting information from a mass of data. Emphasis is placed on understanding the reasons underlying the basis of accounting and bookkeeping methodology and in providing the student adequate knowledge in the recording, classifying and summarizing phases of accounting information.
3. Course Purpose At the end of the course, the student is expected to:
1. Describe, at the level of a beginning accounting student, the nature, functions, scope and limitations of accounting; its major users and uses; its relationship to other disciplines, and its professional status.
2. Understand and explain the logic of double entry bookkeeping and the nature and significance of each step in the accounting cycle.
3. Use the double entry technique, be able to identify, analyze, record, classify and summarize typical transactions of a single proprietorship engaged in a service and merchandising business.
4. Prepare in good form, with a worksheet, a properly classified Statement of Financial Position and Statement of Comprehensive Income for a single proprietorship engaged in service and merchandising business.
5. Develop accuracy and precision in the mathematical aspects of accounting.
6. Integrate the values of honesty, objectivity and integrity in the accounting process.
7. Develop awareness of social responsibilities of the business enterprise.
19. ECONOMETRIC
Course Name: Econometric
Number of credits: 03
Year: 2rd
Lecturer information:
A.Prof. Ph.D Nguyen Khanh Doanh
Ph.D Tran Nhuan Kien
1. Prerequisite: Probability theory and statistics, accounting, Advanced Mathematics, Microeconomics I, Macroeconomics I
2. Course objectives:
Helps students understand and apply the regression model to estimate and analyze the economic model, to predict the value of the overall average of the dependent variable the value of the explanatory variables to determine degree of correlation between variables, which show the nature of the phenomenon and found the remedy.
3. Course description:
Course provides technical estimates, modified regression model an equation, how to analyze the correctness of technical and economic model. The module also equips students how to use the tool to a quantitative analysis of economic problems, basic business management based on the use of specialized software and database of Vietnam .
4. Regulations of the course
- Follow the current training regulation
- Allow the students not to be absent more than 2 class periods of lecture/ group work
- Allow student to redo assignment not more than 1 time (in case of fall)
- The result of evaluating the subject is confidential, not publicized
- All assighments must be submitted, on time and followed the teacher’s requirement
- All assignment must not be copied in anyway.
5. Learning Resources
- Kinh tế lượng - Vũ Thiếu, Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Khắc Minh - NXB Khoa học và kỹ thuật, 1996
- Kinh tế lượng - Nguyễn Quang Dong - NXB Thống kê, 2003
- Mô hình kinh tế lượng - Trần Văn Tùng - NXB Thống kê, 1998
- Bài tập và hướng dẫn thực hành- Vũ Thiếu, Nguyễn Quang Dong - NXB Khoa học và kỹ thuật, 2001
6. Method and type of evaluation
6.1. Regular evaluation:
- Check attendance
- Proof of of seminar participation, work-group (reports, learning contracts, etc.)
6.2. Periodic evaluation
Methods |
Percentage |
|
Attending class + discussing |
10% |
|
Regular individual exam |
10% |
|
Mid-term exam (group assignment) |
20% |
|
Final exam |
60% |
20. PRINCIPLE OF ECONOMIC STATISTICS
Course Name: Principle of Economic Statistics
Number of credits: 03
Year: 2rd
Lecturer information
A.Prof. Ph.D Tran Chi Thien
Ph.D Tran Nhuan Kien
1. Prerequisite: Probability theory and statistics, accounting, Advanced Mathematics, Microeconomics I, Macroeconomics I
2. Course objectives:
After finishing the course, students must master the scientific problem of the statistics: The concept of learning object of statistics applied to economic concepts and basic terminology of Statistics Education the role of the economic te.Vai statistical analysis in macroeconomic management and micro. The process of statistical analysis in economics; The most common statistical methods applied in the economy.
3. Course description:
Statistical Principles of Economics course is equipped with a theoretical foundation, the basis of the methodology (method basic statistical analysis) applied in the economy.
4. Regulations of the course
- The hours of theoretical lectures and tutorial exercises
- Self-reading under the guidance of faculty
- Do the exercises
5. Learning Resources
- ĐH Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Lý thuyết thống kê, 2006
- Kinh tế lượng - Vũ Thiếu, Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Khắc Minh - NXB Khoa học và kỹ thuật, 1996
- Kinh tế lượng - Nguyễn Quang Dong - NXB Thống kê, 2003
- Mô hình kinh tế lượng - Trần Văn Tùng - NXB Thống kê, 1998
6. Method and type of evaluation
6.1. Regular evaluation:
- Check attendance
- Proof of of seminar participation, work-group (reports, learning contracts, etc.)
6.2. Periodic evaluation
Methods |
Percentage |
|
Attending class + discussing |
10% |
|
Regular individual exam |
10% |
|
Mid-term exam (group assignment) |
20% |
|
Final exam |
60% |
21. TOÁN KINH TẾ
-Số tín chỉ: 03
-Trình độ: Sinh viên năm thứ 2
-Phân bổ thời gian:
-Lý thuyết: 36 GTC
-Thảo luận, làm việc nhóm: 6 GTC
-Tự học, nghiên cứu: 48 GTC
-Kiểm tra: 2 GTC
-Giảng viên phụ trách:
- TS.Nguyễn Văn Minh
- ThS. Nguyễn Thu Hường
Giới thiệu chương trình
1.Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Kinh tế học, Kinh tế lượng
2.Mục tiêu của học phần:
Học phần trang bị kiến thức cơ bản về một lớp các mô hình toán trong kinh tế cũng như khả năng vận dụng vào trong thực tế. Được trang bị những kiến thức cơ bản này người đọc có thể kết hợp kiến thức về kinh tế lượng để trực tiếp áp dụng trong phân tích kinh tế, kinh doanh.
3.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị kiến thức cơ bản về một lớp các mô hình toán trong kinh tế cũng như khả năng vận dụng vào trong thực tế. Được trang bị những kiến thức cơ bản này người đọc có thể kết hợp kiến thức về kinh tế lượng để trực tiếp áp dụng trong phân tích kinh tế, kinh doanh. Cụ thể môn học này trang bị phương pháp luận để phân tích hiện tượng kinh tế nhằm xây dựng mô hình toán kinh tế, giới thiệu về một số mô hình kinh tế đang được áp dụng rộng rãi như mô hình kinh tế tối ưu, mô hình kinh tế tĩnh và mô hình kinh tế động; Cung cấp các công cụ tối ưu hoá: Lý thuyết quy hoạch trong kinh tế, lý thuyết đồ thị và ứng d��ng và đặc biệt là công cụ PERT trong việc lập kế hoạch phát triển một cách tối ưu (ứng dụng cho xây dựng kế hoạch dự án chi tiết).
4.Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự các giờ giảng lý thuyết và hướng dẫn bài tập
- Tự đọc theo hướng dẫn của giảng viên
- Làm các bài tập
5.Tài liệu học tập:
-Tài liệu của bộ môn
-Nguyễn Quang Dong - Ngô Văn Thứ - Hoàng Đình Tuấn, Giáo trình mô hình toán kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê
- Tô Cẩm Tú, Một số phương pháp tối ưu trong kinh tế, Nhà xuất bản KH kĩ thuật.
- Nguyễn Thống, Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng.
- Trần Vũ Thiệu, Giáo trình tối ưu tuyến tính, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
6.Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá:Theo quy chế hiện hành về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.
22. FINANCE AND MONEY 1
1. Knowledge and Understanding:
The course aims to provide the basic understanding about the objectives and roles of finance and money, the operations of financial market and intermediate financial institutions. This course also discusses about the activities of public finance, treasury, finance and taxation policies and the corporate finance such as capital budgeting, capital structure and capital managing.
Skills
High level critical thinking and problem solving skills
Capacity to design and construct a logically compelling management report
Capacity to participate in teamwork.
High level oral communication skills.
High level written communication skills.
Attitudes and Values
A commitment to high levels of academic scholarship
A commitment to business ethics and an appreciation of social justice through organisations that pursue good governance and conform to legal and professional standards and societies norms.
2. Course Objectives
By the end of this course students should be able to:
Ability to evaluate and synthesise information and existing knowledge from a number of sources and experiences
Ability to appreciate the changing knowledge base of the finance profession and to respond to the demand for change
Capacity to engage with current issues of significance in commerce and government.
23. LUẬT KINH TẾ
-Số tín chỉ: 03
-Trình độ: Sinh viên năm thứ 3
-Phân bổ thời gian:
-Lý thuyết: 36 GTC
-Thảo luận, làm việc nhóm: 9 GTC
-Tự học, nghiên cứu: 72 GTC
-Kiểm tra: 2 GTC
-Giảng viên phụ trách:
-ThS. Trần Lương Đức
-ThS. Nguyễn Phương Thúy
Giới thiệu chương trình
1.Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô I, Kinh tế vĩ mô I, Pháp luật đại cương, Quản trị học.
2.Mục tiêu của học phần:
Giới thiệu và cung cấp những kiến thức cần thiết cho các đối tượng liên quan đến luật và các văn bản luật về kinh tế như: thành lập, phá sản, hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường Việt Nam và quốc tế, tranh chấp và các cách giải quyết tranh chấp, cập nhật các văn bản, chính sách mới của Nhà nước trong các vấn đề liên quan, … Đồng thời bổ trợ cho sinh viên trong việc học các môn học khác và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh.
3.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp những kiến thức và hiểu biết cơ bản về những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp; các quy định của pháp luật về hợp đồng; các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động trong doanh nghiệp; các vấn đề liên quan đến phá sản doanh nghiệp; tranh chấp kinh tế và các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.Nhiệm vụ của sinh viên:
-Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng
- Sưu tầm, nghiên cứu các các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên
- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.
5.Tài liệu học tập:
- Giáo trình Luật Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - NXB Lao động xã hội năm 2003;
- Giáo trình Luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB Tư pháp năm 2004;
- Văn bản pháp luật
6. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá: Theo quy chế hiện hành về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.
24. LUẬT VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
Khoá đào tạo: Cử nhân Kinh tế
Môn học: Luật và chuẩn mực kế toán
Mã môn học:
Năm thứ:
Học kỳ:
Môn học: Bắt buộc
I. Mục tiêu môn học:
+ Về kiến thức: Học phần nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về luật kế toán, giới thiệu về các chuẩn mực cơ bản trong kế toán. Đây là nền tảng khoa học có tính chất pháp lý, hướng dẫn về chế độ hạch toán kế toán trong đơn vị HCSN và trong doanh nghiệp.
+ Về kỹ năng: Sinh viên có được các kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật kế toán cũng như các chuẩn mực kế toán hướng dẫn về chế độ hạch toán kế toán hành chính sự nghiệp và kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra, học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức khoa học giúp sinh viên tiếp tục nghiên cứu kế toán chuyên ngành, nghiên cứu sâu trong lĩnh vực kế toán tài chính, kế toán HCSN, kế toán ngân hàng… dưới các hoạt động nghiên cứu khoa học; sử dụng kế toán làm công cụ quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính, thúc đẩy sự phát triển của các đơn vị và nền kinh tế
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò của môn học trong hệ thống các môn học phục vụ chung cho chuyên ngành, để xác định đúng ý thức học tập.
25. BASIC E-COMMERCE
Subject: Basic E-commerce
Number of credits: 02
Course code:
Year of study: 3rd year student
Term:
Subject: Required
1. Professor Information.
1. Ma. Tran Cong Nghiep
Phone: 0912967494
E-mail: congnghieptran@tueba.edu.vn
2. Ma. Bui Nhu Hien
Phone: 0985033568
E-mail: buinhuhien@teuba.edu.vn
2. Course Objectives:
2.1. General objectives:
Supplies for students:
- Knowledge:
+ Understand the concept of electronic commerce, electronic marketing, electronic payment, information security in electronic commerce, the legal issues in electronic commerce, the status of e-commerce activities in the world in general and Vietnam in particular.
+ Understand the components of the e-commerce system and participate e-commerce .
+ The factors promote the development of e - commerce.
- Skills:
+ Actively participate in e - commerce.
+ Building websides e-commerce
- Attitude:
+ Having the right attitude in participating in e-commerce as well as work life.
2.2. Other objectives:
- Students participate more actively in e-commerce because of the benefits that it brings.
- Undestand knowledge, skills and attitudes in preventing Internet threats.
3. The basic content of the course:
26. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
1. Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý kế toán
2. Mục tiêu môn học
2.1. Mục tiêu chung
Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ:
+ Về kiến thức:
Môn học nhằm mục tiêu chủ yếu là cung cấp cho sinh viên chuyên ngành kế toán những kiến thức nghiệp vụ kế toán tài chính trong doanh nghiệp các phần hành kế toán: hạch toán các yếu tố sản xuất như nguyên liệu, vật liệu công cụ dụng cụ, TSCĐ, lao động tiền lương; hạch toán quá trình sản xuất; hạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả.
Qua đó, giúp cho sinh viên có khả năng phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến công tác kế toán trong doanh nghiệp. Đồng thời, giúp cho sinh viên có khả năng tự học để giải quyết các vấn đề thay đổi về chế độ kế toán phát sinh trong thực tế công tác sau khi tốt nghiệp
+ Về kỹ năng:
Qua nghiên cứu môn học kế toán tài chính 1 người học thành thạo các kỹ năng phân loại và định khoản nghiệp vụ kinh tế, phản ánh lên sơ đồ chữ T, kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán, rèn luyện kỹ năng tính toán và tổng hợp số liệu chuẩn bị số liệu cho việc lập các báo cáo tài chính tạic các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
+ Thái độ
Chủ động tìm tòi cập nhật các kiến thức có liên quan đặc biệt những thay đổi về chế độ thể lệ, chính sách kế toán tài chính. Có khả năng phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến công tác kế toán tài chính trong các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Có khả năng tự học để giải quyết các vấn đề thay đổi về chế độ kế toán phát sinh trong thực tế công tác sau khi tốt nghiệp.
2.2. Các mục tiêu khác:
a/Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc theo nhóm
b/Phát triển tư duy năng động, khám phá tìm tòi
c/ Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá
d/ Phát triển khả năng khai thác và vận dụng các chuẩn mực kế toán, những thay đổi trong qui định, chế độ kế toán vào hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm.
3. Học liệu
1. TS.Phạm Văn Công (2006), Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính. Nhà xuất
2.- “Câu hỏi và bài tập kế toán tài chính “ĐH Kinh tế và QTKD biên soạn
3. TS.Phan Đức Dũng (2006),Kế toán tài chính, nhà xuất bán thống kê
4. Nguyễn Tấn Bình, Kế toán tài chính, nhà xuất bán thống kê
5. TS. Phạm Huy Đoán, 108 bài tập và bài giải kế toán tài chính, nhà xuất bản tài chính Hà Nội
6. TS, Bùi văn Dương, Bài tập kế toán tài chính, nhà xuất bản tài chính
7.Bộ tài chính, 26 chuẩn mực ké toán Việt Nam, nàh xuất bản tài chính
8. Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 (phần I)
9. Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 (Quy ển I- H ệ th ống t ài khoả n
10. Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 (Quy ển II- H ệ th ống ch ứng t ừ, s ổ s ách v à b áo c áo t ài ch ính)
11. Giáo trình về kế toán của các trường đại học cùng khối ngành
27. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1. Thông tin về giảng viên
1. ThS. Đặng Thị Dịu
2. ThS. Đỗ Thị Thu Hằng
3. TS. Đỗ Thị Thuý Phương
2. Mục tiêu môn học:
2.1. Mục tiêu chung:
Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ:
+ Về kiến thức: Hiểu được bản chất và nội dung của kế toán quản trị.
+Về kỹ năng: Hoạch định, kiểm soát, phân tích, ra quyết định. Ứng dụng và lập các báo cáo kế toán quản trị, phục vụ cho nhà quản trị và giup nhà quản trị lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu nhất.
+ Thái độ: Có thái độ tốt, đúng mực trong học tập.
2.2. Các mục tiêu khác:
a) Phân biệt được kế toán quản trị và kế toán tài chính
b) Sự cần thiết phải áp dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay
c) Phân tích các báo cáo của nhà quản trị một cách linh hoạt.
d. Lập được dự toán tổng hợp cho một doanh nghiệp.
e. Xây dựng được giá thành định mức và dự toán linh hoạt làm cơ sở để kiểm soát chi phí sản xuất thông qua phân tích các chênh lệch.
f. Sử dụng được các công cụ của kế toán quản trị để ra các quyết định liên quan đến đánh giá thành quả của các bộ phận; đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản lý bộ phận; lựa chọn các phương án kinh doanh; xác định giá bán của sản phẩm mới; xác định giá trị của các dịch vụ.
3. Học liệu
1. Tài liệu chính: Tái liệu Kế toán quản trị của Giảng viên trong bộ môn Kiểm toán, lưu hành nội bộ
2. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình: Kế toán quản trị: GS.TS Vương Đình Huệ, NXB Tài chính
- Giáo trình: Kế toán quản trị: Ths. Huỳnh Lợi – Ths. Nguyễn Khắc Tâm, NXB Thông kê, 2001
- Giáo trình: Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh: TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương. NXB Thống kê, 2007
- Giáo trình: Kế toán quản trị: PGS.TS Nguyễn Minh Phương, NXB Lao động xã hội, 2003
- Giáo trình: Kế toán quản trị: Nguyễn Tấn Bình, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2002
28. BASIC AUDITING
1. Information of Lecturers
MAA. Dang Thi Diu
Nguyen Phuong Thao (MAA)
2. Goal of subject
2.1. General goal
After finishing the course, the students shall:
+ Knowledge: Getting basic understanding of audit such as: definition, type of audit, the basic concepts and procedure of an audit in practice.
+ Skill: Ablility to make some simple tasks in an audit as audit sampling.
+ Attitude: Awareness of the importance and significance of audit in economic life and professional ethics in audit.
2.2. Other goal
- Getting basic knowledge as the foundation for the study of other subjects such as audits, financial audit.
3. Học liệu
1. Tài liệu chính
- Giáo trình Kiểm toán căn bản – TS Trần Đình Tuấn, Ths. Đỗ Thị Thuý Phương. Nxb Lao động - xã hội, 2008
2. Tài liệu tham khảo
- Kiểm toán – Auditing – Alvin A. Arens và James K.Loebbecke. Nxb Thống kê
- Giáo trình Lý thuyết kiểm toán – ĐH Kinh tế quốc dân. Nxb Tài Chính 2005
- Giáo trình Kiểm toán căn bản, Đậu Ngọc Châu, NXB Tài chính năm 2007
- Giáo trình Kiểm toán, Đại học Kinh tế Tp HCM, NXB Thống kê, 2004.
29. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
1.Thông tin về giảng viên
1. Ths. Ma Thị Hường
2. Ths. Nguyễn Thị Nga
3. Ths. Nguyễn Thị Tuân
4. Ths. Nguyễn Thị Hồng Yến
2. Mục tiêu môn học
2.1. Mục tiêu chung
+ Về kiến thức: nắm được các những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về kế toán tài chính doanh nghiệp thuộc các phần hành kế toán vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, kế toán các hoạt động đầu tư tài chính, các hoạt động khác và các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
+ Về kỹ năng: thành thạo các kỹ năng phân loại và định khoản nghiệp vụ kinh tế, phản ánh lên sơ đồ chữ T, kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán, lập báo cáo kế toán. Phát triển tốt kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, khả năng làm việc độc lập. Đồng thời qua quá trình học tập ngừơi học còn có được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng kỹ năng tìm hiểu và giải quyết các tình huống về kế toán trong thực tế, kỹ năng thuyết trình,…
+ Thái độ: chủ động tìm tòi cập nhật các kiến thức có liên quan đặc biệt những thay đổi về chế độ thể lệ, chính sách kế toán tài chính. Có khả năng phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến công tác kế toán tài chính trong các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Có khả năng tự học để giải quyết các vấn đề thay đổi về chế độ kế toán phát sinh trong thực tế công tác sau khi tốt nghiệp.
2.2. Các mục tiêu khác
- Tạo cơ hội cho người học thực tập các kỹ năng, các bước công việc của một kỳ bảo vệ tốt nghiệp như phương pháp tiếp cận thực tế, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng khai thác và sử dụng vi tính, máy chiếu,…
- Trang bị một số kỹ năng cần thiết cho quá trình công tác sau này của người học như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phát hiện và giải quyết một vấn đề, phát triển khả năng tư duy, nghiên cứu khoa học.
3. Học liệu
3.2.1. Tài liệu chính:
- Giáo trình “ Kế toán tài chính “ do trường ĐH Kinh tế và QTKD biên soạn
- “Câu hỏi và bài tập kế toán tài chính “ĐH Kinh tế và QTKD biên soạn
- Bài giảng Kế toán tài chính 2- Bản in bài giảng dạng Slide
3.2.2. Tài liệu tham khảo
- “ Chế độ kế toán doanh nghiệp- Quyển 1”- Bộ tài chính (Nhà xuất bản tài chính)
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam
- Các thông tư hướng dẫn thực hiện các quyết định về việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Giáo trình về kế toán của các trường đại học cùng khối ngành
- Sách và các tài liệu tham khảo chuyên ngành khác
- Tạp chí kế toán, tạp chí kiểm toán, tạp chí tài chính….
- Các website của Bộ tài chính, Hội kế toán và kiểm toán Việt nam,…
30. INTERNATIONAL TRADE
Number of Credits: 2
1. Course description
The aim of this course is to provide students with an understanding of the principles and applications of international trade, so that students will be prepared to face the future complexities of the world economy. The course will cover the international trade theories, alternative approaches for explaining the pattern and terms of trade, commercial policy and economic integration.
2. Objective
To equip students with theoretical knowledge of international trade as well as its application to analyze complex issues of the world economy. Therefore, this course will help the learners develop skills to analyze practical international trade issues.
3. References
Carbaugh, R. J. 2006. International Economics. South-Western.
Doanh, N. K. (2010), ‘Vietnam’s Tariff Policy in the Reforming Ara,’ Sogang IIAS Research Series on International Affairs 10: 125-163.
Doanh, N. K. and Y. Heo (2009), ‘AFTA and Trade Diversion: An Empirical Study for Vietnam and Singapore,’ International Area Review 12 (1): 163-192
Doanh, N. K. and Y. Heo (2011), ‘Dynamic Patterns in Vietnam’s Comparative Advantage,’ Journal of International Logistics and Trade 9 (1): 89-114.
Heo, Y. and N. K. Doanh (2009), ‘Trade Liberalization and Poverty Reduction in Vietnam,’ The World Economy 32 (6): 934-964.
Markusen, J. R, Melvin J. R. and Maskus, K. E. 1995. International Trade. McGraw-Hill, Inc.
Onafowora, O. A. and Owoye, 0. (1998), ‘Can Trade Liberalization Stimulate Economic Growth in Africa,’ World Development 26 (3): 479-506.
Salvatore, D. 2007. International Economics. Willey
31. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
1.Thông tin về giảng viên
1. Ths. Ma Thị Hường
2. Ths. Nguyễn Thị Nga
3. Ths. Nguyễn Thị Tuân
2. Mục tiêu môn học
2.1. Mục tiêu chung
+ Về kiến thức: nắm được các những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về tổ chức công tác kế toán bao gồm tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán, tổ chức bộ máy kế toán trong các loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh, hành chính sự nghiệp,…
+ Về kỹ năng: thành thạo các kỹ năng vận dụng các quy định của chế độ tài chính kế toán hiện hành trong việc xử lý các khâu công việc của công tác tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán. Phát triển tốt kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, khả năng làm việc độc lập. Đồng thời qua quá trình học tập ngừơi học còn có được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng kỹ năng tìm hiểu và giải quyết các tình huống về kế toán trong thực tế, kỹ năng thuyết trình,…
2.2. Các mục tiêu khác
- Tạo cơ hội cho người học thực tập các kỹ năng, các bước công việc của một kỳ bảo vệ tốt nghiệp như phương pháp tiếp cận thực tế, kỹ năng thuyết trình, khai thác và sử dụng vi tính, máy chiếu,…
- Trang bị một số kỹ năng cần thiết cho quá trình công tác sau này của người học như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phát hiện và giải quyết một vấn đề, phát triển khả năng tư duy, nghiên cứu khoa học…
3. Học liệu
3.1. Tài liệu chính:
- Bộ môn Kế toán doanh nghiệp- Khoa Kế toán, ĐH Kinh tế và QTKD, Giáo trình “Tổ chức công tác kế toán,, NXB Tài chính, năm 2010.
- Bộ môn Kế toán doanh nghiệp- Khoa Kế toán, ĐH Kinh tế và QTKD, “Câu hỏi và bài tập Tổ chức công tác kế toán” NXB Đại học Thái nguyên, năm 2010.
- Bộ tài chính, “Chế độ kế toán doanh nghiệp- Quyển 2”-NXB Tài chính, năm 2006
- Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật kế toán, năm 2003
- Nghị định 129/2004/NĐ- Cp của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật kế toán
3.2. Tài liệu tham khảo
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam
- Các thông tư hướng dẫn thực hiện các quyết định về việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Giáo trình về kế toán của các trường đại học cùng khối ngành
- Sách và các tài liệu tham khảo chuyên ngành khác
- Tạp chí kế toán, tạp chí kiểm toán, tạp chí tài chính….
- Các website của Bộ tài chính, Hội kế toán và kiểm toán Việt nam,…
32. INTERNATIONAL ACCOUNTING
1. Information of lecturers
Dr. Do Thi Thuy Phuong
MAA. Nguyen Phuong Thao
MAA. DO Thi Thu Hang
2. Goal of subjects
2.1. General goal
Providing to trainee:
+ Knowledge
This subject will provide supported knowledge to students to have more information in financial accounting of American Accounting System. In addition, this will introduce professional terms that related to accounting.
- Aware the differences between Vietnam and American Accounting system.
+ Skills
- Making entries well based on American Accounting System
- Determining the loss/ gain of accounting period.
- Making the key financial statements
2.2. Others goals
o Introducing another accounting system that is a quite different with Vietnam system.
o Appling professional terms in particular.
o Basic information for research and master study
3. Learning Resource
1. Main Reference
- Basic Audit Syllabus – Tran Dinh Tuan, Ph.D., Do Thi Thuy Phuong, MA. Labor Publisher, 2008
2. Materials
- Auditing – Alvin A. Arens and James K.Loebbecke, Statistics Publisher;
- Syllabus on Auditing Theory – National Economics University, Finance Publisher (2005);
- Syllabus on Basic Auditing – Dau Ngoc Chau, Finance Publisher (2007)
- Syllabus on Auditing, University of Economics Ho Chi Minh City, Statistic Publisher (2004)
4. Modes of teaching
Content |
Week No. |
Mode of teaching (Period/s) |
|||
Theory |
Seminar |
Self-study |
Evaluation |
||
Chapter 1 |
I – II |
5 |
2 |
5 |
|
Chapter 2 |
III |
3 |
2 |
7 |
|
Chapter 3 |
IV – V |
5 |
2 |
3 |
|
Chapter 4 |
VI – VII |
4 |
2 |
5 |
1 |
Chapter 5 |
VIII – IX |
4 |
2 |
5 |
|
Chapter 6 |
X |
3 |
2 |
5 |
|
Total |
10 |
24 |
12 |
30 |
1 |
5. Requirements for subject
Students are required:
- to follow current academic requirements
- not to be absent more than 20% of total theory periods
- to submit assignment on time and following requirements of lecturer
- to complete assignment honestly, not to copy anything from other’s.
6. Methods and types of evaluation:
6.1. Regular evaluation
- Attendance
- Seminar and group work attendance
- Multiple tests and assignment
6.2. Periodic evaluation
Modes |
Percentage |
Group assignment |
20% |
Mid-term exam |
20% |
Final exam |
60% |
33 KẾ TOÁN THUẾ
1.Thông tin về giảng viên
1. Th.S Đàm Phương Lan
2. Th.S Thái Thị Thu Trang
3. Th.S Bùi Thanh Huyền
4. Th.S Hoàng Mỹ Bình
2. Mục tiêu môn học:
+ Về kiến thức: Học phần nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về các loại hình thuế phải nộp và phương pháp hạch toán kế toán. Kết thúc môn học, người học sẽ có một hệ thống các kiến thức chuyên ngành về các phần hành kế toán có liên quan đến thuế trong doanh nghiệp,biết cách hạch toán và lập hệ thống các báo cáo kế toán thuế theo yêu cầu..
+ Về kỹ năng: Giúp người học có kỹ năng vận dụng các quỹ định, chế độ về kế toán thuế trong các doanh nghiệp; vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt trên cơ sở sử dụng một cách có hiệu quả công cụ quản lý này. Mặt khác, nghiên cứu những văn bản, chế độ kế toán về thuế và từ thực tiễn hoạt động tại doanh nghiệp, để lựa chọn hướng nghiên cứu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của bản thân và của tập thể xã hội.
+ Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn công tác quản lý để từ đó xây dựng ý thức trong nghiên cứu.
3. Học liệu
1. Tài liệu chính: Thuế và kế toán thuế - HV Tài chính – 2007
Các chuẩn mực kế toán
2. Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình thuế và kế toán thuế năm 2008 - ĐH Kinh tế TP.HCM – NXB Giao thông vận tải
2. Các văn bản, nghị định có liên quan đến thuế
3. Các chuẩn mực kế toán có liên quan
4. Thông tư số 134 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN
5. Websites: www.webketoan.com
34. STOCK MARKET
Course: Bachelor of Accounting, Economics, Business Administration, Finance and Banking
Subject: Stock Market
Number of Credit: 2
Subject code: SMA125
Conducted in the Third year
In First semester
Compulsory Subject
1. Lecturers
Ths. Nguyễn Thị Oanh, Phó Trưởng khoa Kế toán
Cell phone: 0912 433 430 or 02803 857254
Email: oanhbach2007@yahoo.com.vn or nguyenoanh@tueba.edu.vn
Ths. Hoàng Hà
Email: hoangha.tueba@yahoo.com
Cell phone: 09774.23456
Ths. Nguyễn Việt Dũng
Cell phone: 0915 644 857
Email: Vietdung7981@yahoo.com
CN. Nguyễn Thị Linh Trang
Cell phone: 0912 430 712
Email: nguyenlinhtrang20@gmail.com
2. The Course Objectives
2.1. General Objectives:
- Knowledge: After finishing the course, learners will be equipped with basic knowledge about the stock market; securities companies and goods on the stock market: the stocks, bonds, derivatives; the participants in the stock market. Understand the primary and secondary securities market; securities analysis.
- Skills: The module will also help learners get certain skills to solve problems in the actual situations.
- Attitude: The module will also help learners have a right attitude, scientific opinions on the field of the stock market, the monetary policies, and regimes of financial, credit, banking, and Government insurance.
2.2. Other objectives:
- Help learners understand the basic knowledge about the stock market in general, from which they themselves can do researches, analyze, synthesize and conduct the transactions and investments in securities in practice;
- Provide learners the base to improve consultation and management of securities investment.
3. References
- Financial market journals.
- Nguyễn Thị Oanh, Lecture material of Securities market, University of Economics and Business Administration
35. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG
1.Thông tin về giảng viên
TS. Hoàng Thị Thu
Ths. Vũ Thị Hậu.
Ths. Nguyễn Thị Kim Nhung
Ths. Hà Thị Thanh Nga.
2. Mục tiêu môn học
2.1. Mục tiêu chung
Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ:
Về kiến thức: Hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản về hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế nói chung và NHTM nói riêng bao gồm: những vấn đề chung về NHTM, nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ kinh doanh khác của NHTM. Tổng quan về NHTW và các nghiệp vụ của NHTW.
Về kỹ năng: Có khả năng lựa chọn, phối hợp, vận dụng sáng tạo một số nghiệp vụ ngân hàng cơ bản để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống của các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân như: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm; thực hiện các giao dịch, vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; sử dụng các sản phẩm ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, dự trữ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá, dịch vụ ATM...
Về thái độ: Quán triệt sâu sắc về vai trò của hệ thống ngân hàng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh hội nhập. Từ đó người học sẽ tự ý thức được việc học tập trong nhà trường cũng như không ngừng nâng cao năng lực tự học để có thể lĩnh hội được những kiến thực về hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Điều này sẽ giúp người học có kỹ năng chuyên môn tốt, có khă năng đại diện cho doanh nghiệp, gia đình và bản thân để có thể tham gia thực hiện các quan hệ tín dụng do ngân hàng cung cấp đạt hiệu quả cao nhất.
2.2. Các mục tiêu khác:
- Giúp người học có thể nhanh chóng tiếp tận với những dịch vụ ngân hàng hiện đại (Mobilebanking, Phonebanking, Homebanking, Internetbanking)
- Giúp người học có khả năng lĩnh hội và tư duy về những sự kiện kinh tế trong nước và nước ngoài ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như có khả năng chủ động tìm kiếm biện pháp khắc phục.
- Giúp người học nâng cao năng lực tư vấn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và tiền tệ cho những người xung quanh thực hiện hiệu quả như bản thân.
3. Những nội dung cơ bản của môn học
II.3 KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
II.3.1. PHẦN BẮT BUỘC
36. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3
1.Thông tin về giảng viên
1. Ths. Ma Thị Hường
2. Ths. Nguyễn Thị Nga
3. Ths. Vũ T. Quỳnh Chi
2. Mục tiêu môn học
2.1. Mục tiêu chung
Môn học nhằm mục tiêu chủ yếu là cung cấp cho sinh viên chuyên ngành kế toán những kiến thức nghiệp vụ kế toán tài chính trong doanh nghiệp khác doanh nghiệp sản xuất như doanh nghiệp kinh doanh thương mại nội địa,doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá xuất, nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh xây lắp, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và dịch vụ
Qua đó, giúp cho sinh viên có khả năng phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến công tác kế toán trong doanh nghiệp. Đồng thời, giúp cho sinh viên có khả năng tự học để giải quyết các vấn đề thay đổi về chế độ kế toán phát sinh trong thực tế công tác sau khi tốt nghiệp.
2.2. Các mục tiêu khác
a/Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc theo nhóm
b/Phát triển tư duy năng động, khám phá tìm tòi
c/ Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá
3. Tài liệu chính
1. TS. Đỗ Minh Thành, kế toán xây dựng cơ bản, nhà xuất bản thống kê
2. TS.Võ Thị Nhị , kế toán doanh nghiệp xây lắp, nhà xuất bản giao thông vận tải
3. TS. Phạm Huy Đoán, 108 bài tập và bài giải kế toán tài chính, nhà xuất bản tài chính Hà Nội
4. TS, Bùi văn Dương, Bài tập kế toán tài chính, nhà xuất bản tài chính
5.Bộ tài chính, 26 chuẩn mực ké toán Việt Nam, nàh xuất bản tài chính
6. Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 (phần I)
7. Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 (Quy ển I- H ệ th ống t ài khoanr
8. Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 (Quy ển II- H ệ th ống ch ứng t ừ, s ổ s ách v à b áo cáo tài chính)
37. KIỂM TOÁN NỘI BỘ
1. Thông tin về giảng viên
1 - Ths Dương Phương Thảo
2 - Ths Phan Thị Thái Hà
3 – TS Đỗ Thị Thúy Phương
4 – CN Đỗ Thị Thu Hằng
2. Mục tiêu môn học:
2.1. Mục tiêu chung:
+ Về kiến thức: đạt được sự hiểu biết cơ bản về kiểm toán nội bộ như: khái niệm, lịch sử, nội dung của kiểm toán nội bộ, lập kế hoạch, các quá trình kiểm toán cơ bản, lập báo cáo kiểm toán nội bộ, …
+ Về kỹ năng: Có kỹ năng thực hiện các bước công việc trong kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp.
+ Th��i độ: nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Có thái độ học tập tốt.
2.2. Các mục tiêu khác
- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm
- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá, tìm tòi
- Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.
3. Học liệu
Tài liệu tham khảo
1. Kiểm toán - lý thuyết và thực hành, Nhà xuất bản tài chính, 2006
2. Giáo trình: Kiểm toán nội bộ hiện đại - Victor Z. Brink and Herbert Witt- Nhà xuất bản Tài chính
3. Giáo trình Kiểm toán, trường ĐH Kinh tế HCM, NXB Thống kê, 2004
4. Kiểm toán nội bộ - Khái niệm và quy trình, nhà xuất bản thống kê, 1999
38. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
-Giảng viên phụ trách:
-ThS.Đồng Văn Đạt
-ThS.Võ Thy Trang
Giới thiệu chương trình
1.Điều kiện tiên quyết:Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Nguyên lý kế toán, Quản trị tài chính.
2.Mục tiêu của học phần:
Phân tích hoạt động kinh doanh là một môn học giúp cho sinh viên kinh tế hiểu sâu sắc và đánh giá đúng xu hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hoà nhập với nền kinh tế thế giới, đồng thời góp phần cung cấp kiến thức một cách toàn diện cho sinh viên ngành kinh tế.
3.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên các phương pháp phân tích các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ ra những nguyên nhân của sự thay đổi tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các cách thức cải thiện tình trạng của doanh nghiệp làm cơ sở trợ giúp ra quyết định cho các nhà lãnh đạo trong quản trị doanh nghiệp
4.Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự các giờ giảng lý thuyết và hướng dẫn bài tập
- Tự đọc theo hướng dẫn của giảng viên
- Làm các bài tập
5.Tài liệu học tập:
- Giáo trình chính : Phân tích hoạt động kinh doanh – Tác giả: Nguyễn Thị Gái, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Thống kê.
- Phân tích hoạt động kinh doanh –Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thống kê;
- Phân tích hoạt động kinh doanh – Tác giả: Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương, Nhà xuất bản Thống kê.
- Phân tích hoạt động kinh doanh – Tác giả: Nguyễn Năng Phúc, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Tài chính .
6.Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá: Theo quy chế hiện hành về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.
39. KẾ TOÁN NGÂN SÁCH
1.Thông tin về giảng viên
1. Th.S Đàm Phương Lan
2. Th.S Thái Thị Thu Trang
3 TS. Trần Đình Tuấn
2. Mục tiêu môn học:
+ Về kiến thức: Học phần nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về ngân sách tại đơn vị cấp phát - Kho bạc, tại đơn vị thụ hưởng - xã (phường) và phương pháp hạch toán kế toán. Kết thúc môn học, người học sẽ có một hệ thống các kiến thức chuyên ngành về các phần hành kế toán có liên quan đến ngân sách, biết cách hạch toán và lập hệ thống các báo cáo quyết toán ngân sách theo yêu cầu..
+ Về kỹ năng: Giúp người học có kỹ năng vận dụng các quỹ định, chế độ về kế toán ngân sách tại Kho bạc, xã (phường); vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt trên cơ sở sử dụng một cách có hiệu quả công cụ quản lý này. Mặt khác, nghiên cứu những văn bản, chế độ kế toán về ngân sách và từ thực tiễn hoạt động tại đơn vị, để lựa chọn hướng nghiên cứu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học của bản thân và của tập thể xã hội.
+ Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn công tác quản lý để từ đó xây dựng ý thức trong nghiên cứu.
3. Học liệu
1. Tài liệu chính:
1.1. Kế Toán Ngân Sách Nhà Nước Và Kho Bạc Nhà Nước (Lý Thuyết Và Thực Hành), Tác giả: Nguyễn Đức Thanh. Nhà xuất bản: NXB Thống kê
1.2. Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc Nhà nước
Tác giả: TS.Phạm Văn Liên- TS.Phạm Văn Khoan. Nhà xuất bản tài chính 2006
2. Tài liệu tham khảo:
2.1. Chế Độ Kế Toán Ngân Sách Và Nghiệp vụ Kho Bạc Nhà Nước
Tác giả: Huỳnh Quốc Phi. Nhà xuất bản: NXB Thống kê
2.2. Các văn bản, nghị định có liên quan đến Ngân sách
2.3. Các chuẩn mực kế toán có liên quan
2.4. Websites: www.webketoan.com
40. KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.Thông tin về giảng viên
1. Th.S. Nguyễn Thị Lan Anh- Trưởng Bộ mụn
Điện thoại: 0974198666
E-mail:lananhkttn@yahoo.com
2. Th.S Đặng Quỳnh Trinh
Điện thoại:
E-mail:
4. Th.S Nguyễn Hữu Thu
Điện thoại: 0984792286
E-mail: Thuhn.tueba@gmail.com
2. Mục tiêu môn học:
+ Về kiến thức: Môn học nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên khả năng phát hiện và xử lý các vấn đề có liên quan đến công tác kế toán trong các đơn vị HCSN theo đúng quy định hiện hành của chế độ kế toán nói chung cũng như chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN nói riêng; đồng thời, cung cấp cho sinh viên khả năng tự học để giải quyết các vấn đề thay đổi về chính sách, chế độ có liên quan phát sinh trong thực tế sau khi tốt nghiệp
+ Về kỹ năng: Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức này trong nghiên cứu các chính sách chế độ kế toán tổng thể nói chung và các quy định mang tớnh phỏp luật có liên quan đến đơn vị hành cóinh sự nghiệp nói riêng trong lĩnh vực kế toán và áp dụng thực tế công tác kế toán tại các đơn vị này.
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò của môn học trong hệ thống các môn học phục vụ chung cho chuyên ngành, để xác định đúng ý thức học tập.
3. Học liệu
1. Tài liệu chớnh:
- Giáo trình “ Kế toán hành chính sự nghiệp “ do các trường ĐH khối Kinh tế biên soạn
- Sách và các tài liệu tham khảo chuyên ngành khác
2. Tài liệu tham khảo:
1. Luật kế toỏn
2. Quyết định 19
3. Websites: www.webketoan.com
41. KẾ TOÁN XAY DỰNG CƠ BẢN
1. Thông tin về giảng viên
1. Ths. Ma Thị Hường
2. Ths. Nguyễn Thị Nga
2. Mục tiêu chung của môn học
2.1. Mục tiêu nhận thức
Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ:
Về kiến thức
Môn học này giúp cho sinh viên chuyên ngành kế toán có kiến thức cơ bản về kế toán tại đơn vị chủ đầu tư và đơn vị xây lắp.
Kỹ năng
Thông qua môn học kế toán xây lắp, người học thành thạo các kỹ năng phân loại và định khoản nghiệp vụ kinh tế, phản ánh lên sơ đồ chữ T, kiểm tra đối chiếu số kế toán, rèn luyện kỹ năng tính toán và tổng hợp số liệu chuẩn bị số liệu cho việc lập các báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp.
2.2. Các mục tiêu khác
- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm
- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi
- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá
- Phát triển khả năng khai thác và vận dụng các chuẩn mực kế toán, qui định, chế độ kế toán vào hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp.
3. Học liệu
3.1. Tài liệu chính
- Bộ môn Kế toán doanh nghiệp – Khoa Kế toán, ĐH Kinh tế và QTKD, Giáo trình “Kế toán xây lắp”, NXB Tài chính, năm ...;
- Bộ môn Kế toán doanh nghiệp – Khoa Kế toán, ĐH Kinh tế và QTKD, “Câu hỏi và bài tập Kế toán xây lắp”, NXB Đại học Thái Nguyên, năm ...
3.2. Tài liệu tham khảo
1. TS. Đỗ Minh Thành ‚“Kế toán xây dựng cơ bản“, NXB Thống kê
2. PGS.TS. Võ Văn Nhị, ”Kế toán doanh nghiệp xây lắp năm 2008“ , NXB Giao thông vận tải
3. Bộ Tài chính, 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính
4. Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 (Quyển I – Hệ thống tài khoản kế toán)
5. Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 (Quyển II – Hệ thống chứng từ, sổ sách và BCTC)
Các trang web
1. Kế toán: http://vi.wikipedia.org/wiki/
2. Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn
42. KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
1.Thông tin về giảng viên
1. Th.S Đàm Phương Lan
2. Th.S. Nguyễn Thị Lan Anh
3. Th.S Hoàng Mỹ Bình
2. Mục tiêu môn học:
+ Về kiến thức: Học phần nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về công tác kế toán trong các ngân hàng thương mại, bao gồm hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán... để từ đó sinh viên có cái nhìn bao quát hơn về công tác kế toán ngân hàng trong tổng thể của tổ chức quản lý.
+ Về kỹ năng: Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức này trong nghiên cứu các chính sách chế độ kế toán tổng thể nói chung và các quy định mang tính pháp luật có liên quan đến hệ thống ngân hàng của Việt Nam nói riêng trong lĩnh vực kế toán và áp dụng thực tế công tác kế toán tại các ngân hàng.
+ Thái độ: Nhận thức được vai trò của môn học trong hệ thống các môn học phục vụ chung cho chuyên ngành, để xác định đúng ý thức học tập.
3. Học liệu
1. Tài liệu chính: Luật Kế toán – NXB Tài chính 2006
Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
Luật các tổ chức tín dụng 1997
Giáo trình Kế toán ngân hàng, Nguyễn Bá Nha – HV Tài chính
Bài giảng của GV
2. Tài liệu tham khảo:
1. Chế độ kế toán ngân hàng
2. Hạch toán và xử lý thông tin trong hệ thống ngân hàng
3. Kế toán và xử lý thông tin trong hệ thống ngân hàng kinh doanh
4. Websites: www.webketoan.com
I.3.2. PHẦN TỰ CHỌN
43. KẾTOÁN CÔNG TY
1. Thông tin về giảng viên
1. Ths. Nguyễn Thị Nga
2. Ths. Thái T. Thái Nguyên
3. Ths. Nguyễn Thị Tuân
2. Mục tiêu chung của môn học
2.1. Mục tiêu nhận thức
+ Về kiến thức: Nắm được các những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về hạch toán và chế độ pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty, biến động vốn góp trong công ty, phân phối lợi nhuận trong công ty, giải thể và tổ chức lại công ty.
+ Về kỹ năng: Thành thạo các kỹ năng vận dụng các quy định của chế độ tài chính kế toán hiện hành trong việc xử lý các khâu công việc liên quan đến quá trình thành lập, hoạt động, giải thể và tổ chức lại công ty. Phát triển tốt kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, khả năng làm việc độc lập. Đồng thời qua quá trình học tập ngừơi học còn có được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng kỹ năng tìm hiểu và giải quyết các tình huống về kế toán trong thực tế, kỹ năng thuyết trình,…
+ Thái độ: Chủ động tìm tòi cập nhật các kiến thức có liên quan đặc biệt những thay đổi về chế độ thể lệ, chính sách kế toán tài chính đặc biệt là kế toán công ty. Có khả năng phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến công tác kế toán tài chính trong các công ty theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Có khả năng tự học để giải quyết các vấn đề thay đổi về chế độ kế toán phát sinh trong thực tế công tác sau khi tốt nghiệp.
2.2. Các mục tiêu khác:
ü Tạo cơ hội cho người học thực tập các kỹ năng, các bước công việc của một kỳ bảo vệ tốt nghiệp như phương pháp tiếp cận thực tế, kỹ năng thuyết trình, khai thác và sử dụng vi tính, máy chiếu,…
ü Trang bị một số kỹ năng cần thiết cho quá trình công tác sau này của người học như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phát hiện và giải quyết một vấn đề, phát triển khả năng tư duy, nghiên cứu khoa học…
3. Học liệu
3.1. Tài liệu chính:
ü Bộ môn Kế toán doanh nghiệp- Khoa Kế toán kiểm toán, ĐH Kinh tế và QTKD, Giáo trình “ Kế toán công ty”,
ü Bộ môn Kế toán doanh nghiệp- Khoa Kế toán kiểm toán, ĐH Kinh tế và QTKD, “ Câu hỏi và bài tập Kế toán công ty”
ü Bộ tài chính, “ Chế độ kế toán doanh nghiệp- Quyển 2”-NXB Tài chính, năm 2006
ü Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật doanh nghiệp năm 2005
ü Các thông tư và chuẩn mực kế toán do Bộ tài chính ban hành…
3.2. Tài liệu tham khảo
ü Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam
ü Các thông tư hướng dẫn thực hiện các quyết định về việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
ü Giáo trình” Kế toán công” – NXB Đại học Kinh tế quốc dân – PGS, TS Nguyễn Thị Đông
ü Giáo trình về kế toán của các trường đại học cùng khối ngành
ü Sách và các tài liệu tham khảo chuyên ngành khác
ü Tạp chí kế toán, tạp chí kiểm toán, tạp chí tài chính….
ü Các website của Bộ tài chính, Hội kế toán và kiểm toán Việt nam,…
44. CORPORATE FINANCE
Number of Credit: 2
Term: First semester
Subject: Compulsory
1. Lecturers
Ths. Hoàng Hà
Nông Ngọc Dung
2. The Course Objectives
The subject refers to the basic content of corporate finance activities to help the students to review, evaluate, apply and handle the corporate finance problems in the concerned problem. Simultaneously, that is the base to assist students with further research in corporate finance management in market economy in general and Vietnam in particular.
This subject deals with basic problems on financial institution corporation. The movement of cash inflow and outflow indicates its costs, sales and profit of corporation in each period. The content of assets: long-term assets, short-term assets and the funding of these assets.
3. References
1. Main document: Corporate finance composed by national economics university
2. Other materials
+ Corporate finance – National Economics University - Hanoi
+ Corporate finance administration – Nguyen Hai San
+ Corporate finance – Academy of Finance - Hanoi
+ Related documents and finance regulations
+ Website: vneconomy.com; kiemtoan.com...vv
45. TÀI CHÍNH CÔNG
1. Thông tin về giảng viên
TS. Hoàng Thị Thu
Th.S. Hà Thị Thanh Nga
Ths. Nguyễn Việt Dũng
2. Mục tiêu môn học
2.1. Mục tiêu chung
- Về kiến thức: Sau khi học xong môn học này, người học nâng cao kỹ năng sử dụng công cụ lý thuyết và ứng dụng đánh giá tác động chính sách chi tiêu công đến hiệu quả phân bổ, công bằng xã hội và ổn định kinh tế.
- Về kỹ năng: Người học có khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và vận dụng sáng tạo các chính sách, chế độ về tài chính công vào đời sống thực tiễn.
- Về thái độ: Học phần cũng sẽ giúp cho người học có một thái độ đúng đắn, quan điểm khoa học về lĩnh vực tài chính công, nhận thức và nắm vững các chính sách tài chính công, chế độ về tài chính công của Chính phủ, có kỹ năng nhất định để giải quyết những vấn đề sát hợp với thực tiễn.
2.2. Các mục tiêu khác
- Giúp cho người học nắm được những kiến thức cơ bản về tài chính công, từ đó có khả năng tự nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và vận dụng sáng tạo các chính sách, chế độ tài chính trong thực tiễn đời sống xã hội.
- Giúp người học nâng cao năng lực tư vấn, quản lý về lĩnh vực tài chính công.
46. INTERNATIONAL PAYMENTS
1. Course description
Offering an introduction to the many methods of payment that are available to corporations today, this course covers many topics, including methods of entry and terms of sale. Also discussed in the class are the roles of the agent and the distributor, as well as the important differences between the two. Licensing and franchising are investigated as well, including a discussion of the advantages and disadvantages of both options. The wide variety of resources available to aid corporations in their execution of international transactions is also considered, including the Vietnam Department of Commerce and the Small Business Administration.
2. Objectives
After finishing the course, learners will be equipped with the basic knowledge related to the field of international payments, in particular: general questions about the payment of international exchange rates and foreign exchange management regime of Vietnam, the method and convenient payment method applied in the international business.
3. References
Multinational business finance, Firth edition, Routledge 270 Madison Avenue, New York, NY 10016.
Nguyen Van Tien, International Payments, Academy of Finance, Finance Publishing House, Hanoi 2006.
Nguyen Minh Kieu, International Payments, Academy of Finance, Finance Publishing House, Hanoi 2006.
47. FINANCIAL MANAGEMENT
1. Lecturer
MA. Nguyễn Tú Anh
MA. Nông Thị Dung
2. Course’s description
Financial management analyze general knowledge in corporate finance, financial management decision in enterprise, capital management . Besides, the subject also research contents in risk analysing, making financial plan, captial structure , price and capital cost
3. Book
Main book:
1. Vice professor. PhD Lưu Thị Hương, Vice professor - PhD Vũ Duy Hảo, Enterprise Financial Management, Financial Management, Ha Noi, 2006.
Reference book:
- Vice Professor. PhD. .Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ, M.A Nguyễn Quang Ninh; Enterprice financial management ; Statistic Publication, 1997.
3. Vice Proffesor. Ph.D.Nguyễn Đình Kiệm, Vice Ph.D Nguyễn Đăng Nam; Quản trị Enterprise Fincanical Management ; Financial Publication, Ha Noi, 2000.
4.Nguyễn Hải Sản; Financial Management, Youth Publication, 1999.
4. Course’s policy
According to recent educational regulation at college and university level.
5. Course’s assessment
According to recent educational regulation at college and university level.
Middle example
6. Methods and form of assessment tests According to recent educational regulation at college and university level
48. PROFESSIONAL FOREIGN TRADE
Course: Business Administration
Subject: Professional foreign trade – compulsory subject
Subject code:
Year of study: 3
Semester: 1
1. Professor Information
Ma. Nguyen Thi Ngoc Dung
Ma. Nong Thi Dung
2. Objective :
Supplies to students:
+ Knowledge: Professional foreign trade is a subject that helps economic students understand thoroughly about transaction methods, trade contracts and trade documents.
+ Skills: Understand and do well trade methods in international market.
3. References
3.1. Main reference
- Textbook: Kỹ thuật nghiệp vụ giao dịch ngoại thương - Author: Prof. Doctor. Vũ Hữu Tửu ; National economics university publisher.
- Book : Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Author TS Vũ Hữu Tửu; Education publisher.
- Book: Trading law, 2005
3.2. References:
- Tổ chức quản lý nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Education publisher.
- Incoterms 2000