Chương trình đào tạo Kinh doanh quốc tế

 30/06/2020  1841

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN

KINH DOANH QUỐC TẾ

1. Giới thiệu chung

- Tên chương trình đào tạo:  Kinh doanh Quốc tế

Mã ngành: 7340120

- Trình độ đào tạo:  Cử nhân

- Thời gian đào tạo: 4 năm.

Chương trình đào tạo cử nhân Kinh doanh Quốc tế là một chương trình đặc biệt được xây dựng và quản lý bởi Bộ môn Kinh doanh Quốc tế, Khoa Marketing, Thương mại và Du lịch.

Điểm khác biệt của chương trình là không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn đào tạo kỹ năng nghiệp vụ. Chương trình có định hướng ứng dụng và nghề nghiệp cao, chú trọng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn với sự liên kết và tham gia tích cực của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân chất lượng cao trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế theo định hướng ứng dụng và nghề nghiệp; có kiến thức, kỹ năng, và thái độ phù hợp để phân tích, đánh giá, thiết kế và thực hiện chiếc lược, hoạt động kinh doanh tại quốc tế. Cử nhân tốt nghiệp từ ngành có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ tốt, khả năng sáng tạo, trách nhiệm nghề nghiệp và có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của ngành kinh doanh quốc tế là trang bị cho người học đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm làm nền tảng vững chắc cho sự thành công của cử nhân kinh doanh quốc tế tại các doanh nghiệp. Cụ thể:

MT1. Đào tạo cử nhân có năng lực, kiến thức và hiểu biết sâu sắc về kinh doanh và thị trường quốc tế, đặc điểm văn hóa, tiêu dùng đối với từng thị trường; nắm vững các nguyên tắc, quy định trong kinh doanh quốc tế, hoạt động của các tổ chức quốc tế; nắm vững các nghiệp vụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh quốc tế; có kinh nghiệm thực tế.

MT2. Đào tạo cử nhân có các kỹ năng cần thiết để tìm kiếm, phân tích, đánh giá thị trường, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế cho doanh nghiệp và tư vấn chính sách.

MT3. Đào tạo cử nhân có năng lực tự chủ, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và các yêu cầu trong công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế.

3. Chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Kinh doanh Quốc tế sẽ đạt các chuẩn đầu ra như sau:

3.1. Kiến thức

KT1. Hiểu kiến thức cơ bản về kinh doanh và kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế xã hội, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; vận dụng để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh;

KT2. Phân tích được các vấn đề liên quan tới quản trị kinh doanh, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc tế, và vận dụng các kiến thức này để giải quyết các vấn đề trong kinh doanh trong nước và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích và kinh doanh;

KT3. Đánh giá được thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các chính sách kinh tế, thương mại của cơ quan quản lý, chính phủ.

KT4. Hiểu biết sâu sắc về thị trường quốc tế; vận dụng các nguyên tắc, quy định, luật pháp, thông lệ trong kinh doanh tại môi trường quốc tế, các quy định và hoạt động của các tổ chức quốc tế;

KT5. Vận dụng các nghiệp vụ về ngoại thương, hải quan, bảo hiểm, vận tải, giao dịch quốc tế; có kiến thức thực tế về hoạt động kinh doanh quốc tế;

KT6. Phân tích và đánh giá được môi trường kinh doanh quốc tế và đặc điểm văn hoá, tiêu dùng đối với từng thị trường; phân tích và dự báo tình hình kinh tế toàn cầu;

KT7. Sáng tạo trong xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế cho các doanh nghiệp.

3.2. Kỹ năng

KN1Thiết kế, lập kế hoạch, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, đàm phán thương mại, marketing và truyền thông, giao nhận và vận tải, thanh toán quốc tế, chăm sóc khách hàng và dịch vụ sau bán hàng cho các khách hàng trong nước và quốc tế;

KN2. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thị trường quốc tế và tìm kiếm cơ hội kinh doanh; phân tích và dự báo tình hình kinh tế thương mại toàn cầu;

KN3Phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh quốc tế, các dự án đầu tư quốc tế của doanh nghiệp.

KN4Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và ra quyết định.

KN5Sử dụng tốt ngoại ngữ trong giao tiếp, đàm phán với các đối tác nước ngoài, biên soạn hợp đồng kinh doanh, thương mại, đáp ứng yêu cầu công việc.

3.3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

NL1Có khả năng tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực của bản thân. Có khả năng làm việc độc lập và thích ứng trong các điều kiện làm việc khác nhau;

NL2Có tinh thần trách nhiệm, phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có khả năng làm việc nhóm; tinh thần hợp tác và tác phong chuyên nghiệp;

NL3Trung thực, tự tin, linh hoạt, sáng tạo và cầu tiến; có khả năng phân tích, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp và tư vấn chính sách cho các cơ quan nhà nước.

4. Vị trí việc làm và Cơ hội nghề nghiệp

  1. Doanh nghiệp, Công ty, Tập đoàn, Văn phòng đại diện, Doanh nghiệp nước ngoài: Nhân viên và cán bộ phòng kinh doanh, chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên xuất nhập khẩu, kinh doanh forwarder, logistics, chuyên viên Marketing quốc tế, quản lý phân phối, chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng, đại diện bán hàng,...Khi thăng tiến sẽ trở thành nhà quản lý/giám đốc kinh doanh, giám đốc sản phẩm tại các công ty, tập đoàn.
  2. Ngân hàng, Công ty Bảo hiểm: Nhân viên, Cán bộ phòng thanh toán quốc tế, phòng kinh doanh trong các ngân hàng thương mại,...
  3. Sở, ban, ngành: Chuyên viên các Sở, Ban, Ngành của nhà nước có liên quan đến hoạt động thương mại, hợp tác quốc tế,...chuyên viên xúc tiến thương mại, chuyên viên tư vấn kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế,...
  4. Trường đại học và cở sở giáo dục: Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo như Cao đẳng, Đại học,...
  5. Tổ chức quốc tế: Chuyên viên các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),…

5. Đội ngũ giảng viên

            Đội ngũ giảng viên của chuyên ngành gồm 02 Phó Giáo sư, 04 Tiến sĩ, 02 Nghiên cứu sinh và 02 Thạc sĩ. Trong đó, 92% giảng viên được đào tạo từ các nước phát triển (Mỹ, Đức, Anh, Hàn Quốc,...), 50% giảng viên của Bộ môn được đào tạo sau đại học hoàn toàn tại nước ngoài.

6. Một số môn học tiêu biểu

  • Môi trường Kinh doanh Quốc tế
  • Chiếc lược kinh doanh toàn cầu
  • Nghiệp vụ Hải quan
  • Nghiệp vụ Ngoại thương
  • Thư tín Thương mại Quốc tế
  • Giao dịch Thương mại Quốc tế
  • Marketing số và Truyền thông xã hội
  • Logistics
  • Đấu thầu quốc tế
  • Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế
  • Phân tích dự án Kinh doanh Quốc tế
  • Nghiên cứu đầu tư tại thị trường quốc tế

 

7. Khung chương trình đào tạo

STT

MÃ HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN

SỐ TÍN CHỈ

1. Phần kiến thức đại cương

34

1

MLP132

Triết học Mác - Lênin

3

2

MLE121

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2

3

SSO121

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

4

HCM121

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

5

VCP121

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

3

6

LAW121

Pháp luật đại cương

2

7

GIF131

Tin học đại cương

3

8

PST131

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

9

MAT131

Toán kinh tế

3

10

ENG121

Tiếng Anh  1

2

11

ENG122

Tiếng Anh 2

2

12

ENG123

Tiếng Anh 3

2

13

ENG124

Tiếng Anh 4

2

14

ENG125

Tiếng Anh 5

2

15

PHE011

Giáo dục thể chất 1

30 tiết

16

PHE012

Giáo dục thể chất 2

30 tiết

17

PHE013

Giáo dục thể chất 3

30 tiết

18

 

Giáo dục quốc phòng

5 tuần

2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

30

Bắt buộc

24

19

MIE231

Kinh tế vi mô 1

3

20

MAE231

Kinh tế vĩ mô 1

3

21

FAM231

Tài chính - Tiền tệ 1

3

22

PSE231

Nguyên lý thống kê kinh tế

3

23

ACT231

Nguyên lý kế toán

3

24

GEM231

Marketing căn bản

3

25

ELA231

Pháp luật Kinh doanh Quốc tế

3

26

MAN231

Quản trị học

3

Tự chọn

6

27

ELA231

Quản lý nhà nước về kinh tế

3

28

DED331

Soạn thảo văn bản quản lý kinh tế

3

29

ECO231

Kinh tế lượng

3

30

MAS231

Thương mại điện tử

3

31

DEC321

Kinh tế phát triển

3

32

MAE231

Toán cao cấp

3

2.2. Kiến thức ngành

24

Bắt buộc

15

33

MIB331

Nhập môn Kinh doanh Quốc tế

3

34

INE331

Kinh tế Quốc tế

3

35

IMA321

Marketing Quốc tế

3

36

PCU331

Nghiệp vụ Hải quan

3

37

PSS331

Thư tín Thương mại Quốc tế

3

Tự chọn

9

38

TFF331

Vận tải và Giao nhận

3

39

LOG321

Logistics

3

40

INM331

Internet Marketing

3

41

IAC321

Tài chính Quốc tế

3

42

AEV231

Quản trị sự kiện

3

43

BAD331

Quản trị kinh doanh tổng hợp

3

2.3. Kiến thức chuyên ngành

27

Bắt buộc

15

44

IBE331

Môi trường Kinh doanh Quốc tế

3

45

GBS331

Chiến lược Kinh doanh toàn cầu

3

46

IBN331

Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế

3

47

FTT331

Nghiệp vụ Ngoại thương

3

48

 IBA331

Phân tích dự án Kinh doanh Quốc tế

3

Tự chọn

12

49

MCC331

Văn hoá trong các công ty đa quốc gia

3

50

DMS331

Marketing Số và Truyền thông Xã hội

3

51

MNC331

Các công ty xuyên quốc gia

3

52

IIR331

Nghiên cứu đầu tư tại Thị trường Quốc tế

3

53

EIB331

Tiếng Anh chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế

3

54

INT331

Giao dịch Thương mại Quốc tế

3

55

CSM331

Quản trị chuỗi cung ứng

3

56

BAN331

Phân tích hoạt động kinh doanh

3

2.4. Thực tập nghề nghiệp/môn học

2

 

 

Thực tập môn học

2

2.5. Thực tập tốt nghiệp

10

2.5.1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

2.5.2. Khóa luận tốt nghiệp

6

2.5.3. Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

6

57

IBS331

Hội nhập Kinh tế Quốc tế

3

58

HOM331

Quản trị Kinh doanh Khách sạn

3

59

TPR331

Đấu thầu Quốc tế

3

60

INP331

Thanh toán Quốc tế

3

61

GLB331

Toàn cầu hóa

3

62

IAC331

Kế toán Quốc tế

3

Tổng toàn khóa

125


BÀI VIẾT LIÊN QUAN