CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG K17

 03/07/2020  765

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ &QTKD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 02 năm 2020

 

CHUẨN ĐẦU RA

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

(Ban hành theo Quyết định số: 148/QĐ-ĐHKT&QTKD ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế & QTKD)

CHƯƠNG TRÌNH (PROGRAMME)

:

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

(FINANCIAL BANKING)

NGÀNH ĐÀO TẠO (MAJOR)

:

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

(FINANCE – BANKING)

MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO (CODE)

:

7340201

DANH HIỆU TỐT NGHIỆP (ACADEMIC DEGREE)

:

CỬ NHÂN (BACHELOR)

HÌNH THỨC ĐÀO TẠO (TYPE OF EDUCATION)

:

CHÍNH QUY (FULL - TIME)

 

  1. Mục tiêu đào tạo
  • Mục tiêu chung

            Đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính ngân hàng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có sức khỏe tốt; có đạo đức nghề nghiệp; có kiến thức cơ sở và bổ trợ về kinh tế, kinh doanh và quản lý; có kiến thức toàn diện về tài chính ngân hàng; có khả năng làm việc và thích ứng với môi trường năng động trong các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, định chế tài chính trung gian và các tổ chức tài chính khác.

  • Mục tiêu cụ thể

1. Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội và kiến thức chuyên ngành để nghiên cứu, phân tích, hoạch định, giải quyết vấn đề, ra quyết định phục vụ cho công việc tác nghiệp, lãnh đạo, quản lý hiệu quả trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

            2. Sinh viên có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm để trở thành lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và quốc tế hóa.

            3. Sinh viên có ý thức học tập, nâng cao kiến thức theo tinh thần học tập suốt đời, có tư duy độc lập sáng tạo, có phẩm chất đạo đức nhằm cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

 

II. Chuẩn đầu ra

            Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm như sau:

1. Kiến thức

1.1. Hiểu kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật để xác lập thái độ chính trị, ý thức công dân và ý thức cộng đồng học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn.

            1.2. Hiểu kiến thức nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý.

1.3. Áp dụng kiến thức về công nghệ thông tin phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tác nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

1.4. Vận dụng kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức quản lý và điều hành, giám sát quá trình hoạt động chuyên môn về tài chính ngân hàng.

1.5. Áp dụng kiến thức chuyên ngành về tài chính ngân hàng (tài chính doanh nghiệp, tài chính công, tiền tệ và chính sách tiền tệ, tín dụng và chính sách tín dụng, nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nghiệp vụ ngân hàng trung ương, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối,...) trong việc ra quyết định tài chính của đơn vị.

2. Kỹ năng

2.1. Có thể sử dụng ngoại ngữ để viết, hiểu, diễn đạt, xử lý được các vấn đề, tình huống chuyên môn thông thường về chuyên ngành Tài chính ngân hàng.

2.2. Dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cho xã hội.

2.3. Khám phá tri thức, giải quyết các vấn đề về lập kế hoạch tài chính, phân tích tài chính tiền tệ của đơn vị để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định: đầu tư, tài trợ và phân phối.

            2.4. Thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

2.5. Truyền đạt vấn đề bằng văn bản, bằng thư, bằng thuyết trình, ...

            2.6. Phản biện, phê phán, vận dụng các giải pháp thay thế và đánh gi�� chất lượng công việc.

3. Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm

3.1. Phát triển khả năng làm việc độc lập và theo nhóm để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

3.2. Hình thành ý tưởng dẫn dắt, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

3.3. Có sức khỏe tốt; tự định hướng, tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

3.4. Lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

III. Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Tài chính Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính ngân hàng có thể đảm nhận tốt các vị trí và nơi làm việc như sau:

            - Chuyên viên tín dụng, chuyên viên định giá tài sản, định giá chứng khoán, chuyên viên quản lý rủi ro, chuyên viên dịch vụ khách hàng, chuyên viên thẩm định tín dụng, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế…tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

            - Chuyên viên kinh doanh, môi giới, đầu tư, phân tích tài chính…tại các quỹ tín dụng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, quỹ bảo hiểm, công ty bảo hiểm và các định chế tài chính khác.

            - Chuyên viên tài chính, quản lý tài chính tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội; chuyên viên tài chính tại các cơ quan đơn vị hành chính – sự nghiệp.

            - Chuyên viên phân tích, đầu tư tài chính cá nhân.

            - Giảng viên và nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo trong và ngoài nước…


BÀI VIẾT LIÊN QUAN