Giới thiệu Chương trình đào tạo Kinh tế phát triển

 01/06/2020  1217

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

     Trình độ đào tạo          : Cử nhân

     Ngành                            : Kinh tế phát triển

     Mã ngành                      : 7310105

     Tên chuyên ngành         : Kinh tế phát triển

  Phương thức xét tuyển  : Theo kết quả thi THPT   

                                                  Theo học bạ THPT

     Môn xét tuyển               :   A00: Toán, Vật Lí, Hóa Học

                                                A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh

                                                C04: Ngữ Văn, Toán, Địa Lí

                                                D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

    Chỉ tiêu tuyển sinh:   60 chỉ tiêu

    Thời gian đào tạo:     4 năm

II. TẠI SAO NÊN CHỌN HỌC CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN ?

      Cử nhân tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh tế Phát triển không những được trang bị tốt các kỹ năng  nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn về Kinh tế, Kinh tế Phát triển mà còn được rèn luyện, phát triển các kỹ năng mềm, có nhiều cơ hội tìm được các vị trí việc làm phù hợp với ngành học trong nhiều đa dạng các lĩnh vực, khu vực như các Doanh nghiệp, Ngân hàng, Tổ chức phi Chính phủ, Cơ quan Nhà nước, Trường Đại học,…

      Ngành Kinh tế Phát triển là một trong các ngành thuộc khối ngành Kinh tế được đánh giá tốt nhất về mặt chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và cơ hội việc làm cho người học không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

III. CỬ NHÂN KINH TẾ PHÁT TRIỂN CÓ THỂ LÀM VIỆC Ở ĐÂU?

CƠ HỘI VIỆC LÀM RỘNG MỞ - BẠN CÓ THỂ LÀM VIỆC TRONG MỌI CƠ QUAN, TỔ CHỨC HAY CÓ THỂ TỰ KHỞI NGHIỆP

1. DOANH NGHIỆP FDI VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC

    •  Phòng kế hoạch  

    •  Phòng hành chính nhân sự

    •  Ban dự án

    • Phòng kinh doanh

2. NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH

    • Nhân viên, chuyên viên hỗ trợ tín dụng

    • Giao dịch viên

    • Chuyên viên kinh doanh, tư vấn tài chính

    • Chuyên viên nguồn vốn, phát triển sản phẩm

    • Chuyên viên quản lý chất lượng, phân tích tài chính

    • Chuyên viên, nhân viên dịch vụ khách hàng 

3. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG

   • Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cả nước, các địa phương, các ngành;

   • Quản lý phát triển kinh tế xã hội cả nước, các địa phương và các ngành;

   • Ban dự án thuộc các bộ, ban, ngành và địa phương.

4. LÀM VIỆC TẠI CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÀ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ

   • Điều phối viên cho các chương trinh, dự án được tài trợ và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ;

   • Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án trong khuôn khổ hợp tác của các tổ chức quốc tế với Chính phủ Việt Nam.

5. GIẢNG VIÊN VÀ NGHIÊN CỨU VIÊN

   • Giảng viên các trường khối ngành Kinh tế và các trường có đào tạo ngành Kinh tế, Kinh tế Phát triển;

   • Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu của Nhà nước hoặc các viện nghiên cứu độc lập. 

6. TỰ KHỞI NGHIỆP, THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN STARTUP

    Bạn có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã được học để xây dựng và thực hiện kế hoạch khởi nghiệp theo đúng ý tưởng và ước muốn của bản thân bạn.

IV. XÃ HỘI CÓ NHU CẦU VẦ NHÂN LỰC CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

    Theo kết quả điều tra nhu cầu sử dụng nhân lực Kinh tế phát triển được thực hiện trong phạm vi toàn quốc bởi các nhà nghiên cứu kinh tế và giáo dục cho thấy thực trạng nhu cầu nhân lực Kinh tế phát triển hiện nay khá cao. Kết quả thể hiện cụ thể trong đồ thị dưới đây.

  Kết quả khảo sát cũng cho thấy số lượng nhân lực Kinh tế phát triển tại các khối đều rất thấp: khối Giáo dục và nghiên cứu trung bình chỉ đạt 1 lao động/ đơn vị; khối Sản xuất kinh doanh chỉ đạt trung bình 0,36 lao động/ đơn vị; khối Quản lý hành chính trung bình 0,5 lao động / đơn vị. Rõ ràng các loại hình đơn vị sử dụng lao động đều đang thiếu hụt nhân lực Kinh tế phát triển một cách trầm trọng về số lượng.

    Trong khi đó cung về đào tạo nhân lực Kinh tế phát triển hiện nay còn rất hạn chế. Hiện nay cả nước mới chỉ có 6 trường đại học được phép đào tạo chuyên ngành Kinh tế phát triển đó là: trường đại học Kinh tế Quốc dân, Trường đại học Kinh tế - đại học Quốc gia Hà Nội, trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học Kinh tế - đại học Đà Nẵng, Học viện nông nghiệp Việt Nam và trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm ước tính dưới 1000 sinh viên.

V. CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Xem chi tiết tại đây

VI. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Xem chi tiết tại đây

VII. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

Khoa Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Phường Tân Thịnh – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên

Phòng 407 - Phòng 409 Tầng 4 Nhà làm việc, nghiên cứu

SĐT:               02083 647752

Hotline:           0912 766 598 (TS. Nguyễn Thị Thúy Vân – Trưởng Bộ môn Kinh tế ngành)

                        0915600500 (TS. Nguyễn Văn Công – Phó trưởng Bộ môn Kinh tế ngành)

                        0912 102 154 (TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Phó trưởng Bộ môn Kinh tế ngành)

Emailkhoakinhte@tueba.edu.vn

Fan page: https://www.facebook.com/eyrctueba/

Facebook: https://www.facebook.com/khoakinhte.tueba.2004


BÀI VIẾT LIÊN QUAN