CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LƯU HỌC SINH QUỐC TẾ BẬC ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

 02/08/2018  817

1. Danh mục các chuyên ngành đào tạo

1.1. Bậc liên thông từ trung cấp lên đại học

- Chuyên ngành Kế toán

1.2. Bậc liên thông từ cao đẳng lên đại học

- Chuyên ngành Kế toán

- Chuyên ngành Kinh tế

- Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

- Chuyên ngành Marketing

- Chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch - Lữ hành

- Chuyên ngành Luật kinh tế 

- Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng

1.3. Bậc đại học

- Kinh tế

- Kinh tế đầu tư

- Kinh tế phát triển

- Quản trị Kinh doanh

- Quản lý công

- Tài chính - Ngân hàng

- Marketing

- Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

- Kế toán

- Luật Kinh tế

1.4. Bậc sau đại học

1.4.1. Bậc thạc sĩ

- Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp

- Chuyên ngành Quản lý kinh tế

- Chuyên ngành Quản trị kinh doanh

1.4.2. Bậc tiến sĩ

- Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp

- Chuyên ngành Quản lý kinh tế

2. Thời gian đào tạo và địa điểm học

2.1. Thời gian đào tạo

- Chương trình học dự bị tiếng Việt 01 năm

- Chương trình liên thông từ trung cấp lên đại học: 1,5 - 02 năm

- Chương trình liên thông từ cao đẳng lên đại học: 2,5 - 03 năm

- Chương trình đại học: 04 năm.

- Chương trình thạc sĩ: 1,5 - 02 năm

- Chương trình tiến sĩ: 03 - 04 năm

2.2. Địa điểm học

- Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

- Địa chỉ: Phường Tân Thịnh, Tp. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

3. Điều kiện đăng ký và tuyển sinh

3.1. Điều kiện về ngôn ngữ đào tạo

Nhà trường tổ chức lớp học dự bị nâng cao tiếng Việt cho những LHS chưa đủ trình độ tiếng Việt theo yêu cầu.

3.2. Các trường hợp miễn kiểm tra tiếng Việt

Lưu học sinh đã có chứng chỉ, chứng nhận tiếng Việt tại các cơ sở đào tạo được Đại học Thái Nguyên công nhận; đã tốt nghiệp chương trình phổ thông hoặc đại học giảng dạy bằng tiếng Việt.

3.3. Điều kiện về chuyên môn

3.3.1. Bậc đại học

Thí sinh đăng ký xét tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương; căn cứ kết quả học tập ở bậc THPT của lưu học sinh, Nhà trường xem xét quyết định tiếp nhận.

3.3.2. Bậc liên thông từ trung cấp lên đại học

Thí sinh đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung cấp kèm theo bảng điểm. Căn cứ kết quả học tập ở bậc trung cấp của lưu học sinh, Nhà trường xem xét quyết định tiếp nhận.

3.3.3. Bậc liên thông từ cao đẳng lên đại học

Thí sinh đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng kèm theo bảng điểm. Căn cứ kết quả học tập ở bậc cao đẳng của lưu học sinh, Nhà trường xem xét quyết định tiếp nhận.

3.3.4. Bậc thạc sĩ

LHS được đăng ký dự tuyển khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo thạc sĩ. Trường hợp LHS muốn được đào tạo trình độ thạc sĩ ngành gần, ngành khác so với ngành tốt nghiệp đại học thì phải học và thi đạt các môn học bổ sung theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam.

3.5.4. Bậc tiến sĩ

- LHS có bằng thạc sĩ kèm bảng điểm của ngành, chuyên ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo tiến sĩ mà LHS đăng ký dự học.

- LHS có bằng tốt nghiệp đại học đăng ký học thẳng tiến sĩ phải có đủ điều kiện như sau: Bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo tiến sĩ đăng ký dự học; có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo hoặc có hai công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.

3.4. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

Nhà trường chỉ tiếp nhận những LHS không vi phạm luật pháp, không phải là đối tượng đang trong thời gian xem xét hoặc truy tố trách nhiệm hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nước mà LHS là công dân.

3.4.1. Đối với bậc liên thông từ trung cấp lên đại học

- Phiếu đăng ký (Phụ lục 1);

- Bản sao, bản dịch bằng tốt nghiệp trung cấp;

- Bản sao, bản dịch bảng điểm tốt nghiệp trung cấp;

- Minh chứng về các trường hợp được miễn kiểm tra tiếng Việt; chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp (nếu có);

- Lý lịch tóm tắt (1-2 trang) có dán ảnh kèm theo bốn (4) ảnh cỡ 4 x 6 cm chụp không quá 6 tháng trước khi gửi đơn xin xét tuyển;

- Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam; 

- Giấy xác nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập, được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Cam kết về khả năng chi trả tài chính đảm bảo học tập, sinh hoạt (đối với LHS tự túc) hoặc giấy tờ bảo lãnh tài chính đối với LHS theo học hưởng học bổng tài trợ từ các chương trình, dự án, nhà tài trợ;

- Quyết định cử đi học của Bộ giáo dục và Thể thao Lào (đối với người Lào).

3.4.2. Đối với bậc liên thông từ cao đẳng lên đại học

- Phiếu đăng ký (Phụ lục 1);

- Bản sao, bản dịch bằng tốt nghiệp cao đẳng;

- Bản sao, bản dịch bảng điểm tốt nghiệp cao đẳng;

- Minh chứng về các trường hợp được miễn kiểm tra tiếng Việt; chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp (nếu có);

- Lý lịch tóm tắt (1-2 trang) có dán ảnh kèm theo bốn (4) ảnh cỡ 4 x 6 cm chụp không quá 6 tháng trước khi gửi đơn xin xét tuyển;

- Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam; 

- Giấy xác nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập, được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Cam kết về khả năng chi trả tài chính đảm bảo học tập, sinh hoạt (đối với LHS tự túc) hoặc giấy tờ bảo lãnh tài chính đối với LHS theo học hưởng học bổng tài trợ từ các chương trình, dự án, nhà tài trợ;

- Quyết định cử đi học của Bộ giáo dục và Thể thao Lào (đối với người Lào).

3.4.3. Đối với bậc đại học

- Phiếu đăng ký (Phụ lục 1);

- Bản sao, bản dịch bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc các văn bằng tương đương;

- Bản sao, bản dịch học bạ Trung học phổ thông;

- Chứng nhận kết quả học tập các môn học đã tích luỹ tại cơ sở giáo dục nước ngoài, hoặc Việt Nam (nếu có) đối với các trường hợp LHS đang học dở dang có nhu cầu tiếp tục xin theo học tại Đại học Thái Nguyên;

- Minh chứng về các trường hợp được miễn kiểm tra tiếng Việt; chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp (nếu có);

- Lý lịch tóm tắt (1-2 trang) có dán ảnh kèm theo bốn (4) ảnh cỡ 4 x 6 cm chụp không quá 6 tháng trước khi gửi đơn xin xét tuyển;

- Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam; 

- Giấy xác nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập, được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Cam kết về khả năng chi trả tài chính đảm bảo học tập, sinh hoạt (đối với LHS tự túc) hoặc giấy tờ bảo lãnh tài chính đối với LHS theo học hưởng học bổng tài trợ từ các chương trình, dự án, nhà tài trợ;

- Quyết định cử đi học của Bộ giáo dục và Thể thao Lào (đối với người Lào).

3.4.4. Đối với bậc thạc sĩ

- Phiếu đăng ký (Phụ lục 1);

- Bản sao, bản dịch bằng tốt nghiệp đại học được chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo (kèm bản dịch tiếng Việt);

- Bản sao, bản dịch Bảng điểm bậc đào tạo đại được chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo (kèm bản dịch tiếng Việt);

- Chứng nhận kết quả học tập các môn học bậc thạc sĩ đã tích luỹ tại cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc Việt Nam (nếu có);

- Chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc các minh chứng được miễn kiểm tra ngôn ngữ (nếu có);

- Bản đăng ký đề tài và chương trình học tập, nghiên cứu tại ĐHTN được viết bằng tiếng Việt (nếu có);

- Lý lịch tóm tắt (1-2 trang) có dán ảnh kèm theo bốn (4) ảnh cỡ 4 x 6 cm, ảnh chụp không quá 6 tháng trước khi gửi đơn xin xét tuyển;

- Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam;

- Giấy xác nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập, được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Cam kết về khả năng tài chính đảm bảo học tập, nghiên cứu, sinh hoạt;

- Quyết định cử đi học của Bộ giáo dục và Thể thao Lào (đối với người Lào).

3.4.5. Đối với bậc tiến sĩ

- Phiếu đăng ký (Phụ lục 1);

- Lý lịch tóm tắt (1-2 trang) có dán ảnh kèm theo bốn (4) ảnh cỡ 4x6 cm, ảnh chụp không quá 6 tháng trước khi gửi đơn xin xét tuyển;

- Bản sao, bản dịch bằng tốt nghiệp thạc sĩ;

- Bản sao, bản dịch bảng điểm bậc đào tạo thạc sĩ;

- Giấy chứng nhận kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo (nếu có);

- Danh mục và bản sao các bài báo khoa học đã công bố (nếu có). Đối với những bài không đăng bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt;

- Tóm tắt luận văn thạc sĩ (1200 - 1500 từ), bằng tiếng Việt;

- Đề cương nghiên cứu (bằng tiếng Việt);

- Minh chứng về các trường hợp được miễn kiểm tra tiếng Việt; Chứng chỉ về trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp (nếu có);

- 02 thư giới thiệu của 02 nhà khoa học cùng chuyên ngành LHS đăng ký;

- Giấy xác nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập, được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam;

- Cam kết về khả năng tài chính đảm bảo học tập, nghiên cứu, sinh hoạt;

- Quyết định cử đi học của Bộ giáo dục và Thể thao Lào (đối với người Lào).

4. Kinh phí đào tạo

4.1. Kinh phí đào tạo khoá học dự bị tiếng Việt: 13.500.000 đồng/người/năm

- Hỗ trợ trang thiết bị cấp ban đầu cho LHS: Phí trang bị cơ sở vật chất một lần cho một LHS để sử dụng cho cả khóa học (nếu mất hoặc hư hỏng thì không cấp lại), bao gồm: Các trang thiết bị chung cho 01 phòng ở trong ký túc xá (bình nóng lạnh, quạt điện, đèn điện, giường tầng, chậu nhựa, tủ); Các trang thiết bị cá nhân (chăn, màn, gối);

- Phí điện nước: mỗi lưu học sinh được dùng định mức 4 số điện/1 tháng, 4 khối nước/1 tháng. Nếu lưu học sinh dùng vượt qua định mức trên, LHS tự trả tiền;

- Phí ở kí túc xá;

- Phí Bảo hiểm thân thể dành cho lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam.

4.2. Kinh phí đào tạo chuyên ngành

*) Học phí đào tạo các năm học chuyên ngành như sau:

- Bậc đại học năm học 2018 - 2019: Học phí là 487.900đ/tín chỉ, tương đương khoảng 16.280.000đ/năm học (~715USD).

- Bậc liên thông từ trung cấp lên đại học năm học 2018 - 2019: Học phí là 731.900đ/tín chỉ, tương đương khoảng 24.420.000đ/năm học (~1.074USD).

- Bậc liên thông từ cao đẳng lên đại học năm học 2018 - 2019: Học phí là 731.900đ/tín chỉ, tương đương khoảng 24.420.000đ/năm học (~1.074USD).

- Bậc thạc sĩ năm học 2018 - 2019: 24.420.000đ/năm học (~1.074USD).

- Bậc tiến sĩ năm học 2018 - 2019: 40.700.000đ/năm học (~1.790USD).

Mức học phí trên áp dụng cho năm học 2018 - 2019; từ những năm sau, mức học phí đào tạo này sẽ thay đổi theo tỷ lệ điều chỉnh mức thu học phí do Chính phủ quy định.

* Kinh phí khác

- Phí ở ký túc xá, điện, nước, ăn, bảo hiểm, visa, đi lại.... do lưu học sinh tự túc (thông tin tham khảo phụ lục đính kèm).

5. Thời gian đăng ký, nơi nhận hồ sơ

5.1. Thời gian đăng ký

- Bậc đại học: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tổ chức tuyển sinh đến hết tháng 11/2018.

- Bậc liên thông đại học: tháng 08-09/2018

- Bậc thạc sĩ và tiến sĩ: 07-09/2018

5.2. Nơi nhận hồ sơ 

- Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Đào tạo & Du học - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh

- Điện thoại: (0208)-3647 680, 0974-529567)

- Email: iccts@tueba.edu.vn

- Website: www.tueba.edu.vn


BÀI VIẾT LIÊN QUAN